Lạm phát cao là kẻ thù của mọi loại tài sản tài chính. Khi lạm phát tăng lên, chứng khoán giảm, hàng loạt đồng tiền mất giá trị và những nhà đầu tư không kịp chốt lời đang phải gồng gánh những khoản lỗ nặng nề. Vậy phải làm gì khi lạm phát tăng cao đang là câu hỏi đang được quan tâm nhất. Nếu bạn đang tìm kiếm câu trả lởi cho câu hỏi này hay để Mitrade bật mí cho bạn 5 cách để bảo vệ tài sản khi lạm phát tăng cao.
Lạm phát là sự tăng lên của giá cả hàng hoá tiêu dùng. Lạm phát ở một mức vừa phải giúp thúc đẩy các doanh nghiệp sản xuất nhiều hơn do họ có thể bán với giá cao hơn. Tuy nhiên khi lạm phát ở mức quá cao, nhu cầu tiêu dùng bắt đầu giảm sút và dần dần sẽ dẫn tới cắt giảm sản xuất, giảm thu nhập và tiêu dùng. Lạm phát tăng cao sẽ làm mất sức mua của đồng tiền.
Trong ngắn hạn, mối quan hệ giữa lạm phát và cổ phiếu là ngược chiều nhau. Khi lạm phát bắt đầu tăng lên thì thị trường cổ phiếu sẽ bắt đầu giảm và ngược lại. Các nhà nghiên cứu kinh tế đã chỉ ra rằng, lãi suất thực tế của S&P500 sau khi đã điều chỉnh tỷ lệ lạm phát chỉ đạt từ 2% - 3%.
Có thể thấy rằng, lạm phát cướp đi một phần giá trị của tài sản của bạn hàng năm, và khi làm phát tăng cao nó thậm chí có thể khiến tài sản của bạn tăng trưởng âm. Tuy nhiên, không phải là không có cách để bảo về sự tăng trưởng của tài sản khỏi lạm phát cao. Vì vậy, bạn không cần quá lo sợ về sự sụt giảm của thị trường chứng khoán, tiền ảo trong giai đoạn lạm phát cao. Chúng tôi sẽ chỉ cho bạn nên làm gì khi lạm phát tăng cao để vẫn đảm bảo mức tăng trưởng dương cho tài sản của bạn.
Khi lạm phát tăng cao, nhà đầu tư cần phải có những chiến lược phòng ngừa lạm phát để bảo vệ giá trị tài sản của mình khỏi tác động của lạm phát.
Vì sao cần phải bảo vệ giá trị tài sản sản khi lạm phát? Ví dụ, khi lạm phát tăng cao ở mức 4% mà tiền lương của bạn chỉ tăng 3% điều này có nghĩa là bạn tạo ra sức sinh lời là -1% trong thời gian đó. Vì vậy, khi lạm phát tăng cao bạn phải có những chiến lược phòng ngừa để bảo vệ tài sản của mình.
Có 5 loại tài sản sẽ giúp bảo vệ giá trị tài sản của bạn trong giai đoạn lạm phát tăng cao. 5 loại tài sản mà bạn nên đầu tư khi lạm phát tăng cao chính là Vàng, Trái phiếu, Bất động sản, Forex và Chỉ số chứng khoán.
Trái phiếu là khoản đầu tư không được mấy ai ưa chuộng đặc biệt trong giai đoạn kinh tế tăng trưởng mạnh bởi đặc tính lãi suất cố định và thấp của nó. Tuy nhiên, trong giai đoạn lạm phát, trái phiếu lại là công cụ đem lại hiệu quả tốt nhất bảo vệ cho danh mục của bạn.
Trong hình trên về mối tương quan giữa lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ 10 năm với chỉ số S&P 500 cho ta thấy sự biến thiên ngược chiều của hai loại tài sản này. Trong giai đoạn từ giữa năm 2020 đến cuối năm 2021, sức sinh lời của S&P 500 là dương và tăng mạnh mẽ. Trong khi đó lợi suất trái phiếu lại giảm và luôn âm. Nhưng kể từ đầu năm 2022 khi lạm phát bắt đầu có xu hướng tăng, lợi suất trái phiếu chính phủ bắt đầu tăng mạnh còn sức sinh lời của S&P 500 bắt đầu quay đầu giảm.
Như vậy, nếu bạn là nhà đầu tư cổ phiếu, khi có những dấu hiệu gia tăng của lạm phát hãy bắt đầu mua vào trái phiếu để bảo vệ cho danh mục tài sản của mình.
Vàng và các kim loại quý khác là một trong những tài sản được nghĩ đến nhiều nhất khi nhắc đến lạm phát. Trên thực tế, vàng không phải là biện pháp bảo vệ lạm phát tốt nhất. Thống kê sự biến động lịch sử của giá vàng với lạm phát cho thấy giá vàng không phải lúc nào cung tăng theo lạm phát. Ví dụ, từ năm 1980 đến năm 1984, vàng mất 8,3% giá trị mỗi năm trong khi lạm phát trung bình 7,5% mỗi năm.
Nhiều nhà đầu tư thấy ái ngại với việc mua vàng vì nó yêu cầu vốn đầu tư lớn và còn phải tích trữ, bảo vệ khỏi trộm cắp. Tuy nhiên, ngày nay nhà đầu tư đã có thể đầu tư vàng mà không cần phải lo ngại về những vấn đề trên thông qua công cụ phái sinh CFD. Sử dụng CFD, bạn có thể mua vàng và sử dụng đòn bẩy lên tới 1:100, đồng thời không phải lo nghĩ về việc bảo vệ và tích trữ vàng bởi vì bạn không thực sự mua vàng vật lý mà bạn chỉ đang đầu tư dựa trên sự biến động giá của vàng.
Chẳng hạn, vào đầu năm 2022, bạn lo ngại về lạm phát và bạn biết chắc giá vàng sẽ tăng nếu lạm phát tiếp tục tăng cao. Bạn có thể sử dụng đòn bẩy để mua 1oz vàng với giá 1,800 USD tại thời điểm đó với chỉ 18 USD. Nếu nắm giữ tới thời điểm hiện tại với giá vàng ở mức 1,812 USD thì bạn đã lãi 12 USD, tương ứng với mức sinh lời 66%. Sức sinh lời hoàn toàn giúp bạn bù đắp cho sự sụt giảm của thị trường chứng khoán trong nửa đầu năm 2022 vừa qua.
Mua vàng CFD với Mitrade =>>> Tạo tài khoản giao dịch tại đây
Bất động sản là kênh đầu tư phòng ngừa cho lạm phát rất nổi tiếng trong lịch sử. Việc sở hữu một căn nhà trong giai đoạn lạm phát giúp bạn gia tăng thu nhập nhờ việc giá thuê nhà tăng cao. Bằng chứng từ lịch sử từ thời kỳ bùng phát lạm phát dai dẳng trong những năm 1970 cho thấy bất động sản là kênh trú ẩn hiệu quả của đồng tiền. Khi giá trị của USD tiếp tục giảm gần một nửa trong vòng 30 năm từ 1990 đến 2020 thì giá nhà lại tăng gần 2 lần trong giai đoạn này.
Vì vậy, có thể thấy bất động sản là vừa là công cụ phòng ngừa lạm phát vừa là một khoản đầu tư lâu dài rất hiệu quả. Tuy nhiên, đầu tư bất động sản yêu cầu vốn lớn và có tính thanh khoản không cao. Nên đầu tư vào kênh bất động sản nhà đầu tư cần xác định tâm lý là sẽ mất thời gian dài hơn để chốt lời.
Khi lạm phát tăng cao, lãi suất gửi tiền cũng tăng theo vì vậy, nhiều nhà đầu tư lựa chọn rút tiền từ các kênh rủi ro cao như chứng khoán về tiền mặt và đem gửi tiết kiệm. Đồng thời, quốc gia nào có sự gia tăng mạnh mẽ nhất về lãi suất thì tỷ giá của đồng tiền đó càng cao. Ví dụ, trong nửa đầu năm 2022 lạm phát của Mỹ đã tăng 7 - 8%, trong khi lạm phát của nhiều quốc gia khác như Việt Nam hay Nhật Bản chưa tăng. Điều này, sẽ tạo ra một dòng dịch chuyển vốn từ các nước có lãi suất thấp sang các nước có lãi suất cao như Mỹ, vì vậy làm tăng nhu cầu của đồng USD. Có thể thấy trong nửa đầu năm 2022, chỉ số dollar index đã tăng mạnh dẫn tới hệ quả là một loạt các cặp tỷ giá gán với USD tăng lên.
Có thể nói đầu tư vào kênh ngoại hối trong giai đoạn lạm phát đem lại hiệu quả cao hơn nhiều so với đầu tư trái phiếu hay vàng.
Ngoài ra, đầu tư ngoại hối không yêu cầu vốn cao mà lại có tính thanh khoản cao hơn so với bất động sản. Nhà đầu tư cũng có thể đầu tư ngoại hối với CFD với tỷ lệ đòn bẩy lên tới 1:200. Nếu bạn dự đoán USD sẽ tăng từ đầu năm 2022, và mua vào USDJPY khi tỷ giá mới chỉ là 116 thì tới nay tỷ giá USDJPY đã tăng lên 128 tương úng với sức sinh lời 10%. Nếu sử dụng đòn bẩy lên đến 200 lần thì bạn có thể khuếch đại sức sinh lời đó lên 2,000%. Với sức sinh lời này, bạn hoàn toàn có thể đánh bại mọi lo ngại của lạm phát tăng cao.
Bản chất của lạm phát là sự gia tăng của giá của các loại hàng hoá. Vì vậy, chiến lược đầu tư có xác suất thắng cao khi lạm phát tăng là đầu tư vào các loại hàng hoá như lương thực, dầu thô, hay kim loại quý.
Đầu tư vào hàng hoá không có nghĩa là bạn phải mua dầu khí, hay lương thực về để tích trữ. Nhà đầu tư đầu tư vào hàng hoá với CFD. Chỉ cần tạo tài khoản giao dịch thông qua một nhà môi giới cung cấp giao dịch CFD bạn có thể đầu tư vào dầu thô mà không cần phải thực sự tích trữ dầu trong nhà.
Bảo vệ tài sản của bạn khỏi lạm phát với CFD hàng hoá => Giao dịch ngay với nhà môi giới Mitrade!
Những công cụ kể trên có xác suất tăng giá cao trong bối cảnh lạm phát và điều này không có nghĩa là lúc nào nó cũng tăng giá như vậy. Vì vậy, không phải lúc nào những công cụ này cũng đem lại hiệu quả phòng thủ trong bối cảnh lạm phát.
Bảo vệ giá trị cho danh mục đầu tư trong bối cảnh lạm phát
Duy trì sức mua của thu nhập
Tăng mức độ rủi ro
Chỉ phù hợp trong ngắn hạn khi lạm phát tăng bất ngờ
Rất nhạy cảm với tin tức về lãi suất. Nếu chính phủ bất ngờ hạ lãi suất giá của những tài sản này sẽ ngay lập tức giảm giá
Lạm phát là kẻ thù của tiền tệ. Mọi khoản đầu tư vào tài sản rủi ro như chứng khoán, tiền điện tử đều giảm và gây thiệt hại nặng nề cho nhà đầu tư. Vì vậy, một chiến lược phòng thủ bảo vệ tài sản của bạn trong bối cảnh lạm phát tăng cao là rất quan trọng.
Top 5 cách bảo vệ danh mục đầu tư khỏi lạm phát gồm có đầu tư vào trái phiếu, vàng, bất động sản, ngoại hối và hàng hoá. Với những nhà đầu tư có khẩu vị an toàn và quy mô vốn lớn có thể đầu tư trái phiếu và bất động sản. Còn những nhà đầu tư quy mô nhỏ có thể sử dụng công cụ phái sinh CFD đầu tư vào vàng, ngoại hối hoặc hàng hoá để phòng vệ cho danh mục đầu tư của mình.
Bạn chưa có tài khoản demo?
Hãy đăng ký tài khoản demo miễn phí cùng Mitrade và nhận ngay $ 50,000 tiền ảo để giúp bạn trải nghiệm môi trường giao dịch thực tế với chi phí bằng không.
╴╴╴╴╴╴
Mitrade - Sàn giao dịch đa tài sản! Đơn giản, dễ sử dụng, tốc độ nhanh
?| Giao dịch toàn cầu 24 giờ, đặt lệnh Long và Short
?| Không hoa hồng, phí spread giao dịch cạnh tranh
?| Giao diện đơn giản, kinh nghiệm giao dịch vượt trội
?| Quy định bởi ASIC, Giao dịch dễ dàng và an toàn
Mitrade cung cấp nhiều phương thức gửi tiền: Visa/Mastercard, Internet Banking, Momo, Thẻ ATM. Số tiền tối thiểu mỗi lần nạp rút là $50.
Xem thêm Đăng ký ngay Windows/ App IOS/ Android
* Xin lưu ý rằng bất cứ hình thức đầu tư nào đểu liên quan đến rủi ro, bạn có thể nhấp vào PDS của Mitrade để tìm hiểu rõ hơn về rủi ro trong giao dịch. Nội dung của bài viết này chỉ mang tính tham khảo và độc giả không nên sử dụng bài viết này như bất kỳ cơ sở đầu tư nào. Mitrade không tư vấn tài chính và tất cả mọi sản phẩm cung cấp đều trên cơ sở thực thi.
Cảnh báo rủi ro: Giao dịch có thể dẫn đến mất toàn bộ vốn của bạn. Giao dịch phái sinh OTC có thể không phù hợp với tất cả mọi người. Vui lòng xem xét PDS, FSG, Tuyên bố công bố rủi ro và Thỏa thuận khách hàng của chúng tôi trước khi sử dụng các dịch vụ của chúng tôi và đảm bảo rằng bạn hiểu các rủi ro liên quan. Bạn không sở hữu hoặc có bất kỳ quan tâm đến các tài sản cơ bản.