Truy cập vào MitradeGiao dịch với Mitrade WebGiao dịch với ứng dụng MitradeGiao dịch với ứng dụng Mitrade
Quét để tải xuống
Chính sách biên tậpVề Chúng Tôi
Mitrade LogoChuyên sâu

Thị trường hàng hóa là gì? Đầu tư hàng hóa (Vàng, dầu thô) tại Việt Nam

Tác giả
|Cập nhật 18/04/2023 07:41
5504

Cùng với chứng khoán và Forex, đầu tư hàng hóa là một trong ba kênh giao dịch tài chính lớn nhất thế giới, và cùng là hình thức mua bán lâu đời nhất. Thị trường hàng hóa toàn cầu với hơn 100 loại hàng hóa không chỉ giúp nhà đầu tư kiếm lời, mà còn là chiến lược quan trọng trong đa dạng hóa đầu tư và chống lạm phát

Vậy thị trường hàng hóa là gì?  Hàng hóa nào phổ biến trên thị trường?  Giao dịch hàng hóa so với hàng hóa CFD và so với chứng khoán khác nhau ra sao? 

Hãy cùng Mitrade phân tích chi tiết để bạn có thêm 1 lựa chọn đầu tư hiệu quả.  

Xem thêm:  Top 10 sàn giao dịch vàng trực tuyến uy tín tại Việt Nam

Thị trường hàng hóa (commodity) là gì?

Hàng hóa (Commodity) là tất cả những gì có thể dùng để mua bán, trao đổi trên thị trường. Trên thị trường hàng hóa, các kim loại quý như vàng, bạc, dầu, khí đốt, cà phê, đậu nành là những tài nguyên thiên nhiên và nông sản thường được mua bán thông qua các hợp đồng kỳ hạn trên sàn giao dịch.

Ngày nay, nhiều nhà đầu tư lựa chọn bổ sung hàng hóa vào danh mục đầu tư chính của họ do nhiều hàng hóa có tính an toàn, chống trượt giá và có thể đa dạng hóa đầu tư, giảm rủi ro.  

Các loại hàng hóa trên thị trường hàng hóa

1. Thị trường hàng hóa thế giới

Hiện nay trên thế giới có hơn 50 sàn giao dịch hàng hóa lớn, thúc đẩy giao dịch lên đến hơn 100 hàng hóa quan trọng. Thông thường, các loại hàng hóa trên thế giới được phân làm hai loại: 

Cứng - các hàng hóa là các tài nguyên thiên nhiên như vàng, bạc, bạch kim, hoặc Mềm - là các hàng hóa trong sản xuất nông nghiệp như bắp, ngô, đường, thịt lợn…

Một vài sàn giao dịch hàng hóa hàng đầu trên thế giới gồm:

●  CME - Sở giao dịch hàng hóa Chicago - cung cấp giao dịch sản phẩm thịt, tiền tệ, chỉ số, tỉ giá..

●  ICE - Sàn giao dịch liên lục địa - cung cấp giao dịch dầu, năng lượng, sản phẩm nông nghiệp..

●  LME - Sàn giao dịch kim loại Luân Đôn - giao dịch kim loại

●  TOCOM - Sàn giao dịch hàng hóa Tokyo - cung cấp giao dịch kim loại, năng lượng, nông nghiệp…

●  NYMEX - Sở giao dịch hàng hóa New York- cung cấp giao dịch năng lượng, kim loại

Nhà đầu tư có thể tiếp xúc với thị trường hàng hóa bằng cách đầu tư qua công ty có liên quan đến hàng hóa, hoặc đầu tư qua các hợp đồng hàng hóa được các sàn giao dịch uy tín cung cấp. ( Tìm hiểu thêm về các loại hàng hóa phổ biến trên Mitrade )

2. Thị trường hàng hóa Việt Nam

Sở giao dịch hàng hóa Việt Nam (MXV) là cấp nhà nước điều phối các giao dịch hàng hóa. Hiện tại MXV hỗ trợ giao dịch ở 4 lĩnh vực chính gồm: nông sản, nguyên liệu công nghiệp, kim loại và nông sản với danh mục sản phẩm lên đến 25 loại hàng hóa.

Sở giao dịch hàng hóa Việt Nam (MXV)

Hiện nay, nhà đầu tư tại Việt Nam đã làm quen với thị trường hàng hóa, phần lớn nhờ sự đóng góp của MXV trong hơn 10 năm qua. MXV cung cấp các giao dịch hàng hóa tập trung, và là đơn vị cấp quốc gia. 

MXV cung cấp các công cụ tài chính phái sinh, hợp đồng chênh lệch, quyền chọn,...để nhà đầu tư có thể tham gia thị trường hàng hóa giúp bảo hiểm giá hàng hóa, đa dạng hóa danh mục, quản lý rủi ro. 

Ví dụ, Việt Nam là nhà cung cấp cà phê Robusta lớn thứ 2 thế giới, tuy nhiên giá cà phê Robusta lại biến động thất thường. Thông qua MXV, nhà nông có thể chốt giá cà phê Robusta với người mua bằng hợp đồng tương lai để giảm rủi ro.

Một ví dụ khác, hiện nay do Covid-19, giá một số mặt hàng năng lượng như xăng, khí thiên nhiên đang sụt giá trầm trọng. Thông qua MVX, một số nhà đầu tư ở Việt Nam đã thực hiện hợp đồng chênh lệch (CFD) để kiếm lợi từ sự biến động giá dầu trong thời gian qua.

Hiện tại, nhà đầu tư có thể giao dịch 25 hàng hóa qua MVX bao gồm:

● Nông sản: Đậu tương Mini, Đậu tương, Lúa mì Mini, Lúa mì, Dầu đậu tương, Khô đậu tương, Ngô Mini, Ngô.

● Nguyên Liệu công nghiệp: Cao su TRS20, Ca cao, Bông, Cao su RSS3, Cà phê Arabica, Cà phê Robusta, Đường

● Kim loại: Bạch Kim, Sắt, Bạc, Đồng

● Năng lượng: Dầu WTI, Xăng pha chế, Khí tự nhiên, Dầu ít lưu huỳnh, Dầu WTI mini, Dầu brent

Xem giá dầu WTI trên Mitrade>>

Tại sao nên đầu tư hàng hóa?

Đầu tư hàng hóa là một kênh giúp nhà đầu tư mang lại lợi nhuận không khác các loại hình đầu tư khác như Forex, chỉ số, chứng khoán. Tuy nhiên, đầu tư hàng hóa có một số đặc điểm riêng mà bạn phải nắm rõ. 

Ưu điểm của đầu tư hàng hóa

+  Biến động giá cao - tăng biên lợi nhuận trong thời gian ngắn

+  Đa dạng hóa danh mục đầu tư - giảm rủi ro cho nhà đầu tư, đặc biệt những ai đang chỉ đầu tư một danh mục như chứng khoán.

+  Chống lạm phát - Giá hàng hóa tăng theo lạm phát nên nhà đầu tư có thể kiếm lợi nhuận trong cả thời gian lạm phát, trong khi các thị trường khác có thể rớt giá thảm hại.

+  Bảo đảm - các nhà môi giới thị trường hàng hóa được kiểm soát gắt gao bởi các tổ chức uy tín nhằm đảm bảo lợi ích nhà đầu tư. 

Khuyết điểm của đầu tư hàng hóa

 Biến động - thị trường hàng hóa biến động mạnh có thể gây rủi ro cho nhà đầu tư không tìm hiểu thị trường

 Tốn thời gian - nhà đầu tư cần phải nghiên cứu, tìm hiểu về đầu tư hàng hóa vì thị trường này biến động theo những quy luật khác hoàn toán với các hình thức đầu tư khác, như đầu tư quỹ, chỉ số, chứng khoán…


Tháng 2021. 6 năm nay, Việt Nam vừa tham gia hiệp định thương mại tự do Châu  u (EVFTA) giúp nâng kim ngạch xuất khẩu từ nước ta sang thị trường Châu  u, xóa thuế nhiều ngành hàng và mở rộng cửa xuất khẩu đối với sản phẩm nông nghiệp. Nhờ EVFTA, hàng hóa nội địa như cà phê, bông, tiêu,...sẽ được tiêu thụ vô cùng mạnh mẽ. Do đó, việc đầu tư giao dịch hàng hóa nói chung và nhóm nông sản nói riêng sẽ là kênh đầu tư hiệu quả.

Thêm vào đó, tình hình thị trường bất động sản đóng băng, thị trường chứng khoán đang bị chững lại do Covid-19, giao dịch hàng hóa và hàng hóa phái sinh là nơi trú ẩn an toàn cho những nhà đầu tư trong nước. 

Cuối cùng, chi phí giao dịch hàng hóa phái sinh thấp (từ 0.07 đến 0.14% trên mỗi giao dịch), tính thanh khoản cao, thị trường lớn làm thị trường hàng hóa CFD trở thành kênh đầu tư nhiều tiềm năng.


Các hàng hóa phổ biến: Dầu WTI, Vàng , Bạc

Khi giao dịch hàng hóa, độ thanh khoản (liquidity) là một trong các yếu tố hàng đầu cần xem xét. Đây là yếu tố cho thấy hàng hóa có phổ biến, dễ mua bán hay không. Chọn giao dịch hàng hóa phổ biến, có độ thanh khoản tốt giúp nhà đầu tư giảm bớt rủi ro.

Trên thế giới, top 8 hàng hóa phổ biến nhất thị trường hàng hóa bao gồm:

Dầu WTI

Dầu Brent

Khí tự nhiên

Đậu nành

Ngô

Vàng

Bạc 

Đồng

Các hàng hóa trên được giao dịch với khối lượng lớn, cán cân Cung - Cầu cân bằng, độ thanh khoản tốt, số lượng vị thế mỗi ngày vô cùng lớn. 

Tại Việt Nam, ngoài các hàng hóa phổ biến bên trên, nhà đầu tư còn chọn giao dịch các sản phẩm nông nghiệp như cà phê, ca cao, bông,...vì đây là các mặt hàng ưu thế trong nước. 

Là nhà đầu tư hàng hóa, bạn có thể giao dịch trực tiếp từng loại hàng hóa, hoặc giao dịch thông qua các công cụ phái sinh như hàng hóa CFD, Hàng hóa tương lai, Quyền chọn.

Xem thêm: Top 5 Cách Để Investing WTI Và Dầu Brent: Đầu Tư Dầu Thô Thế Giới

Giao dịch hàng hóa phái sinh

Giao dịch hàng hóa phái sinh giúp nhà đầu tư thu lợi nhuận nhờ sự biến động giá hàng hóa mà không cần sở hữu hàng hóa trong thực tế. 

Ví dụ, thay vì bạn mua 1 tấn cà phê, dự trữ trong kho vào đầu năm và định bán ra vào cuối năm để kiếm lợi nhuận, bạn có thể đặt vị thế hợp đồng tương lai khối lượng 1 tấn cà phê, thời gian 1 năm trên sàn giao dịch hàng hóa. 

Khi giao dịch cà phê qua hợp đồng tương lai, bạn không cần tốn chi phí vận chuyển, phí bảo quản cà phê mà vẫn có thể thu lợi nhuận giống y như vậy. 

Rõ ràng, giao dịch hàng hóa phái sinh giúp nhà đầu tư tiết kiệm được nhiều thời gian, công sức mà vẫn kiếm lời tương tự khi mua bán hàng hóa trong thực tế.

So sánh đầu tư hàng hóa phái sinh với đầu tư chứng khoán

Tại Việt Nam, đầu tư chứng khoán đã phổ biến từ lâu trong khi đầu tư hàng hóa phái sinh còn mới mẻ.

Về hình thức, hai loại hình đầu tư có một số điểm tương đồng như giao dịch qua mạng, tìm kiếm lợi nhuận qua chênh lệch giá thị trường, có thể kết hợp dùng đòn bẩy… Tuy nhiên, đầu tư hàng hóa phái sinh khác với chứng khoán ở một số tính chất, thời gian giao dịch, mức độ rủi ro.

Bảng so sánh hàng hóa phái sinh và chứng khoán bên dưới giúp bạn hiểu được bản chất hai loại đầu tư, ưu khuyết điểm từng loại.

So sánh

Hàng hóa phái sinh

Chứng khoán

Bản chất

Giao dịch qua hợp đồng phái sinh, thu lợi qua biến động giá của hàng hóa như cà phê, tiêu, dầu, vàng, ...

Giao dịch cổ phần, quyền kiểm soát của một công ty, thu lợi qua biến động giá và cổ tức 

Thanh khoản

Nhìn chung, tính thanh khoản cao

Thanh khoản từ thấp đến trung bình

Biến động giá

Biến động cao, có khi gấp đôi biến động giá chứng khoán. Biến động theo quy luật Cung- Cầu

Biến động giá phụ thuộc tình trạng tài chính của công ty.

Ký quỹ

Ký quỹ cao

Ký quỹ thấp hơn

Rủi ro

Nhìn chung ít rủi ro hơn chứng khoán. 

Rủi ro cao do nhiều yếu tố vi mô đến vĩ mô tác động

Giao dịch

Giao dịch 2 chiều

Thường là giao dịch 1 chiều

Kiểu đầu tư

Thích hợp đầu tư ngắn hạn

Thích hợp đầu tư ngắn hạn và dài hạn (tùy loại chứng khoán)

Phí spread

Cao hơn chứng khoán

thấp

Phí hợp đồng

Từ 0.07% đến 0.014%

Khoảng 0.4% hợp đồng

Giờ giao dịch

Cả ngày

8 giờ một ngày


Cách giao dịch hàng hóa online

Giao dịch hàng hóa online cũng không phức tạp, chỉ cần bạn hiểu rõ bản chất của thị trường hàng hóa phái sinh, bạn mong muốn lợi nhuận ra sao và có thể chịu rủi ro ở mức độ nào. Để giao dịch hàng hóa CFD, bạn chỉ cần thực hiện 3 bước

1. Đầu tiên, chọn nhà môi giới hàng hóa uy tín.

2. Thứ hai, mở tài khoản thực hoặc tài khoản dùng thử.

3. Thứ ba, bắt đầu giao dịch.

Cụ thể hơn, hãy cùng nhau bắt đầu giao dịch hàng hóa CFD trên Mitrade Việt Nam. 

Bước 1: Mở nền tảng giao dịch. Truy cập nền tảng giao dịch Mitrade và chọn“Giao dịch ngay”


Bước 2: Chọn loại hàng hóa. Chọn hàng hóa mà bạn muốn đầu tư sau khi bạn đã nghiên cứu tất cả những tin tức, kiến thức về loại hàng hóa. Nền tảng Mitrade cung cấp một loạt các loại hàng hóa phổ biến trên thế giới như: vàng, bạc, bạch kim, dầu Brent, dầu WTI,... 

Bước 3: Đặt vị thế. Sau khi xác định loại hàng hóa CFD bạn muốn đầu tư, bạn có thể đặt vị thế, đặt lệnh mua bán, đặt lệnh quản lý rủi ro...


Rủi ro khi giao dịch hàng hóa online


Giống như mọi hình thức đầu tư khác, giao dịch hàng hóa cũng phát sinh rủi ro. Thêm vào đó, giao dịch hàng hóa phái sinh là giao dịch có dùng đòn bẩy, nên bên cạnh khả năng khuếch đại lợi nhuận, bạn có thể mất hết tiền nếu không đủ kinh nghiệm. Bên dưới là 3 rủi ro lớn nhất khi giao dịch hàng hóa.

●  Hàng hóa CFD tương đối phức tạp

Vì thị trường hàng hóa CFD bao gồm các sản phẩm phức tạp, bạn phải hiểu rõ các kiến thức về thị trường hàng hóa, phân tích biểu đồ, chiến lược giao dịch để tránh việc hiểu nhầm và sai sót trong giao dịch.

● Bạn có thể mất nhiều tiền hơn số tiền vốn ban đầu

Vì giao dịch hàng hóa CFD có đòn bẩy, bạn có thể mất số tiền rất lớn so với số tiền ký quỹ lúc đầu. Hãy xem ví dụ bên dưới để hiểu rõ.

Ví dụ Long mua 1000 đơn vị hàng hóa CFD của một loại hàng hóa nào đó với giá $5, tổng số tiền là $5.000. Nhà môi giới cần ký quỹ 5%, nghĩa là bạn chỉ cần ký quỹ $250 để mở vị thế. Anh ấy dự đoán giá sẽ đi lên nên đặt lệnh Long ở giao dịch này. Bảng bên dưới là số tiền kiếm được hay thua lỗ có thể khi giá hàng hóa tăng hoặc giảm.

Nếu giá mỗi CFD

Lên mức

Long kiếm được

Tăng 5%

$5.25

$234.50

Tăng 10%

$5.50

$484.25

Tăng 20%

$6.0

$983.50

Nếu giá mỗi CFD

Giảm

Long thua lỗ

Giảm 5%

$4.75

$264.70

Giảm 10%

$4.50

$514.45

Giảm 20%

$4.00

$1013.50


Thậm chí, nếu số tiền ký quỹ thấp hơn 5% thì rủi ro của Long còn lớn hơn. Bảng ví dụ trên chưa tính đến hoa hồng cho môi giới, phí, lãi suất,...mà Long phải chi trả.


●  Nhà môi giới có thể không đứng về phía lợi ích của bạn

Không phải nhà môi giới nào cũng đứng về phía lợi ích của bạn. Ví dụ, bạn đặt một vị thế CFD nhưng nhà môi giới lại xác nhận vị thế trễ tận cả chục phút. Khi đó, giá khi đặt vị thế của bạn có thể tệ hơn và bạn tốn nhiều tiền hơn. Hoặc nếu giao dịch của bạn đang thua lỗ, nhà môi giới có thể đóng vị thế của bạn mà không báo trước. 

Do những rủi ro này, bạn nên lựa chọn nhà giao dịch có uy tín để đảm bảo giao dịch của bạn được suôn sẻ.

Giao dịch hàng hóa trên Sàn Mitrade! 

Mitrade hiểu rõ các rủi ro mà bạn có thể gặp khi giao dịch hàng hóa. 

Tại Mitrade, bạn có thể đầu tư vào hàng hóa như Vàng, Bạc, Đồng, Dầu WTI trên Mitrade không mất hoa hồng, giá chênh lệch rất cạnh tranh. 

Đồng thời, Mitrade hỗ trợ bạn giao dịch với số lô nhỏ (0.01 lô), từ đó giảm rủi ro và bảo vệ tài sản của bạn bằng công cụ chống số dư âm, giúp bạn không bao giờ xuống dưới mức 0.

Nếu bạn muốn tìm hiểu thị trường này, hãy để Mitrade chia sẻ trao đổi, kinh nghiệm cùng bạn. Bạn có thể mở tài khoản Dùng thử với $50.000 để luyện tập giao dịch hàng hàng hóa CFD. Hoặc, nếu bạn là một trader đã sẵn sàng, hãy mở tài khoản thực và bắt đầu tham gia thị trường hôm nay. 


Mitrade - Sàn giao dịch đa tài sản Bắt đầu với số tiền nạp thấp | 0 hoa hồng | Giao dịch ngoại hối | hàng hóa | chỉ số | cổ phiếu | crypto Đăng ký ngay illustration

*  Xin lưu ý rằng bất cứ hình thức đầu tư nào đểu liên quan đến rủi ro, bạn có thể nhấp vào PDS của Mitrade để tìm hiểu rõ hơn về rủi ro trong giao dịch. Nội dung của bài viết này chỉ mang tính tham khảo và độc giả không nên sử dụng bài viết này như bất kỳ cơ sở đầu tư nào. Mitrade không tư vấn tài chính và tất cả mọi sản phẩm cung cấp đều trên cơ sở thực thi. 

Nicky Minh
Nicky Minh là một copywriter và là trader với 5+ năm kinh nghiệm làm việc cho các broker quốc tế và tham gia đầu tư vào thị trường chỉ số chứng khoán và tiền mã hóa.
Mitrade Logo
Chuyên sâu
Cung cấp nội dung thông tin đầy đủ với chất lượng cao cho các nhà đầu tư toàn cầu

Cảnh báo rủi ro: Giao dịch có thể dẫn đến mất toàn bộ vốn của bạn. Giao dịch phái sinh OTC có thể không phù hợp với tất cả mọi người. Vui lòng xem xét PDS, FSG, Tuyên bố công bố rủi ro và Thỏa thuận khách hàng của chúng tôi trước khi sử dụng các dịch vụ của chúng tôi và đảm bảo rằng bạn hiểu các rủi ro liên quan. Bạn không sở hữu hoặc có bất kỳ quan tâm đến các tài sản cơ bản.

Mở rộng