Truy cập vào MitradeGiao dịch với Mitrade WebGiao dịch với ứng dụng MitradeGiao dịch với ứng dụng Mitrade
Quét để tải xuống
Chính sách biên tậpVề Chúng Tôi
Mitrade LogoChuyên sâu

Thị trường chứng khoán Mỹ giảm/tăng (biến động mạnh)do những yếu tố nào. Cách đầu tư chứng khoán Mỹ 2020.

Tác giả
|Cập nhật 29/11/2021 02:53
2789

Bạn đang muốn đầu tư chứng khoán mỹ?


Kể từ cuối tháng 2, thị trường chứng khoán Mỹ đã có những biến động mạnh do những thông tin tiêu cực từ dịch bệnh Covid – 19. Từ giữa tháng 2/2020, cả 3 chỉ số lớn của thị trường chứng khoán Mỹ lần lượt là Dow Jones mất 37%, S&P 500 mất 33% và Nasdaq mất 30% trong vòng hơn một tháng. Ngay sau đó cũng chỉ trong 1 tháng, cả 3 chỉ số đều lần lượt tăng mạnh hồi phục hơn 40%. Trong ba tháng vừa qua cũng là kỷ lục về sự biến động của thị trường chứng khoán Mỹ, trong đó chỉ số biến động giá của S&P 500 (S&P 500 VIX) đạt mức cao nhất kể từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008.


Vậy Covid đã có tác động như thế nào tới nền kinh tế Mỹ và những chính sách của Nhà Trắng vì sao lại khiến cho thị trường chứng khoán biến động mạnh như vậy?  Điều gì khiến thị trường chứng khoán Mỹ tăng giảm?


Chỉ số biến động giá của S&P 500 cao nhất trong 12 năm trở lại đây (Nguồn: CBOE)



Nhận ngay $50 Quỹ Trải Nghiệm từ Mitrade & Thử giao dịch demo

Fed đã làm gì để hỗ trợ thị trường chứng khoán Mỹ


Những thông tin về sự lây lan của dịch bệnh Covid đã khiến cho tất cả chỉ số chứng khoán trên thế giới giảm điểm mạnh. Điều này yêu cầu các nhà lãnh đạo phải đưa ra những chính sách nhằm kích thích nền kinh tế. Trong suốt 4 tháng vừa qua, Fed đã đưa ra nhiều chính sách về tiền tệ và các gói kích thích hỗ trợ cho doanh nghiệp. Dưới đây là một số những hành động mà Fed đã thực hiện chỉ trong sáu tuần qua:


●  3 tháng 3 - Giảm lãi suất 0,5 điểm phần trăm khẩn cấp. Điều này đã giúp chỉ số S&P 500 tăng lại 4% trong ngày hôm đó. 


●  15 tháng 3 - Giảm thêm 1 điểm phần trăm, điểm chuẩn của Fed về cho vay ngắn hạn xuống gần bằng không. Cùng lúc với việc cắt giảm lãi suất lần thứ hai, Fed đã hạ lãi suất cho các ngân hàng vay với mức chiết khấu 1,5 điểm phần trăm và cắt giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với các ngân hàng về 0.


●  17 tháng 3 - Trong một loạt các biện pháp đầu tiên nhằm duy trì tín dụng chảy qua hệ thống tài chính, thị trường chứng khoán vẫn chưa khởi sắc mà đà giảm vẫn là chủ đạo. Tính đến 17/3, chỉ số S&P mở cửa ở mức 2,386 điểm giảm 30% so với 1 tháng trước. Cũng vào ngày này Fed cho biết họ sẽ bắt đầu mua các loại giấy tờ có giá, hoặc khoản nợ ngắn hạn không có đảm bảo trực tiếp của các doanh nghiệp. Đây là chính sách mà Fed chưa từng thực hiện từ trước đến nay, việc này đã giúp chỉ số S&P đóng cửa ở mức cao hơn 5% so với lúc mở cửa.


●  Tuy nhiên, những gói hỗ trợ doanh nghiệp thông qua hạ lãi suất, cấp tín dụng của Fed vẫn chưa đủ giải quyết khó khăn của doanh nghiệp trong ngắn hạn và chỉ số S&P 500 vẫn giảm mạnh đạt đáy vào ngày 23/3 ở mức 2,237. 


●  23 tháng 3 - Fed tiếp tục nới lỏng việc cấp tín dụng cho doanh nghiệp bằng việc tuyên bố mua nợ không giới hạn tùy thuộc vào nhu cầu hỗ trợ của thị trường. Đồng thời, Fed cũng công bố gói tín dụng 300 tỷ USD cho các doanh nghiệp và người tiêu dùng. Ngay sau hoạt động nới lỏng này của Fed, chỉ số S&P 500 đã bắt đầu đà tăng trở lại.  


●  Ngày 6 tháng 4 - Fed cung cấp hỗ trợ cho Chương trình Bảo vệ nhằm mục đích hỗ trợ các doanh nghiệp không sa thải nhân viên trong thời gian bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh.


Diễn biến chỉ số S&P 500 trong 6 tháng đầu năm 2020 (Nguồn: Mitrade)

>> Mở tài khoản tại Broker và bắt đầu giao dịch ngay 


Chứng khoán Mỹ tăng mạnh bất chấp các thông tin tiêu cực của kinh tế vĩ mô


Thị trường chứng khoán Mỹ chạm đáy vào ngày 23/3 và bắt đầu đà tăng trở lại ngay sau khi Fed tuyên bố nới lỏng hết sức khả năng mua lại các tài sản nợ của doanh nghiệp. Mặc dù, nền kinh tế Mỹ sau khoảng thời gian đó vẫn chưa khởi sắc nhưng thị trường chứng khoán vẫn bất chấp những tin tức bất lợi mà tăng giá bật trở lại. 


Trong phiên ngày 26/3, các chỉ số chứng khoán Mỹ vẫn tiếp tục đà tăng bất chấp số lượng người xin trợ cấp thất nghiệp tăng vọt là dấu hiệu cho thấy thị trường chứng khoán dường như đã tạo đáy. Theo số liệu từ Bộ Lao động Mỹ, tỷ lệ thất nghiệp đã chạm mức 14.7% trong tháng 4/2020, tỷ lệ cao nhất từ sao cuộc Khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2008. Bất chấp thông tin này, chứng khoán Mỹ vẫn phục hồi mạnh mẽ, thậm chí có lúc đã tăng hơn 20% so với mức đáy gần đây nhất – đặc điểm của thị trường giá lên. Tính đến ngày 23/6, cả ba chỉ số của thị trường chứng khoán Mỹ đã bật tăng trở lại với mức tăng trong 3 tháng 30% - 40%. 


Các chỉ số chứng khoán Mỹ hồi phục bất chấp các thông tin xấu về kinh tế


Vậy tại sao phố Wall lại có những biến động trái chiều so với nền kinh tế Mỹ? Các chuyên gia kinh tế Mỹ đã đưa ra những nhận định và giải thích sự biến động của phố Wall đến từ 6 lý do sau:


1. Thị trường chứng khoán là một chỉ báo trong tương lai, không phải là bức tranh phản ánh. 


Việc chỉ số chứng khoán tăng trưởng được giải thích là sự kỳ vọng của các nhà đầu tư vào cách các công ty sẽ hoạt động trong 1 tháng, 6 tháng hay thậm chí 1 năm nữa kể từ bây giờ. Các tin tức tiêu cực về nền kinh tế đã đang và vẫn sẽ còn được đưa ra, tuy nhiên những thông tin đó đã được phản ánh vào các đợt giảm mạnh trong tháng 2 - 3 và giờ thị trường kinh tế đang thể hiện kỳ vọng của các nhà đầu tư vào sự phục hồi của các doanh nghiệp trong dài hạn. 


2. Các cổ phiếu công nghệ đang đánh bật lại các thông tin tiêu cực.


Các gã công nghệ khổng lồ Amazon, Apple, Google, hay Microsoft đã không có nhiều biến động trong vài năm và trong giai đoạn dịch bệnh lại đang trên đà tăng mạnh. Microsoft đã nhảy vọt tăng 17% và Amazon đã tăng 28% từ đầu năm tới giờ. Cả 5 cổ phiếu trên chiếm 21% trong chỉ số S&P 500 và đã giúp nâng chỉ số NASDAQ trở về mức tăng trưởng dương trong năm 2020 mặc dù dịch Covid có ảnh hưởng nặng nề tới nền kinh tế.


3. Có những thông tin tích cực từ Y tế. 


Mặc dù đại dịch đã khiến 76,000 người Mỹ tử vong và con số vẫn tiếp tục gia tăng, tuy nhiên những thông tin tích cực về việc nghiên cứu Vaccine đã giúp củng cố tâm lý của các nhà đầu tư về triển vọng của nền kinh tế trong tương lai. 


4. Thị trường dầu đã bình tĩnh và giá đang trên đà tăng trở lại. 


Giá dầu Mỹ đã trở về mức gần $40/barrel và giá dầu thô Brent đã quay trở về gần mức $43/barrel. Mặc dù mức lợi nhuận của các nhà sản xuất dầu là ở mức $50/barrel, nhưng mức giá hiện tại đã là rất tốt so với giá của chỉ vài tuần trước, khi mà có những lúc giá dầu thô đạt mức âm. Hàng tồn kho dầu thô vẫn còn tuy nhiên, các nhà khai thác đá phiến Mỹ đã dừng hoạt động khai thác điều này sẽ dẫn tới sự cân bằng cung và cầu trong thời gian ngắn. 


5. Nền kinh tế được cấp hàng nghìn tỷ đồng tiền mặt thông qua kênh tín dụng. 


Như đã liệt kê trong mục trên, ngay khi thông tin dịch bệnh bắt đầu lan rộng trên toàn cầu Fed đã liên tục đưa ra các chính sách và các gói cứu trợ để ngăn chặn một cuộc khủng hoảng tài chính có thể xảy ra. Từ đầu tháng 3 đến nay, Fed đã bơm vào nền kinh tế Mỹ hơn 1,500 tỷ USD thông qua các hình thức cấp tín dụng lãi suất thấp hay mua lại tài sản nợ của các doanh nghiệp. Việc bơm tiền của Fed đã góp phần giúp các doanh nghiệp giảm bớt các khó khăn tài chính khi phải dừng hoạt động sản xuất kinh doanh.


6. Đình chiến chiến tranh thương mại Hoa Kỳ - Trung Quốc. 


Mặc dù Trump tỏ ra không hài lòng với Trung Quốc, ông cho rằng Trung Quốc là quốc gia phải chịu trách nhiệm cho việc lây lan dịch bệnh. Nhưng với tình hình Mỹ có hơn 30 triệu người thất nghiệp, nhiều nhà kinh tế cảnh báo Nhà Trắng trong thời gian này không nên tham gia vào một cuộc chiến tranh thương mại.


>> Mở tài khoản tại Broker và bắt đầu giao dịch ngay 

Làm thế nào để đầu tư khi thị trường chứng khoán Mỹ tăng và giảm? Cách chơi chứng khoán Mỹ


Đối với những nhà đầu tư mạo hiểm việc thị trường dao động càng mạnh thì cơ hội sinh lời càng lớn. Sự biến động giá đo biên độ tăng giảm giá của cổ phiếu, khi biến động mạnh có nghĩa là giá thay đổi nhanh chóng trong biên độ lớn. Những nhà đầu cơ mạo hiểm sẽ sinh lời nhờ sự đầu cơ vào sự biến động giá thông qua Hợp đồng chênh lệch giá (CFD).


CFD là một thỏa thuận giữa bên mua và bên bán và có liên quan đến giá trị của một loại tài sản một công cụ tài chính, hoặc một chỉ số tài chính cụ thể nào đó. Vào thời điểm kết thúc hợp đồng, nếu như giá trị tài sản tăng so với thời điểm bắt đầu hợp đồng thì người mua có lãi và tiền đó được chuyển từ người bán. Ngược lại nếu như giá giảm so với khi bắt đầu hợp đồng thì người bán có lãi và tiền của người mua sẽ được chuyển cho người bán.


Ví dụ, bạn kỳ vọng thị trường chứng khoán Mỹ vẫn tiếp tục tăng điểm mạnh, khi đó bạn mở một vị thế Buy chỉ số S&P 500 với mức giá hiện tại là $3125. Để gia tăng lợi nhuận cho một giao dịch các nhà giao dịch thường sử dụng đòn bẩy. Giả dụ bạn sử dụng đòn bẩy 1:10 thì giá chỉ số S&P 500 cứ tăng thêm 1 điểm thì nhà giao dịch sẽ thu được 10 USD. 


Trong tương lai khi S&P 500 tiếp tục tăng mạnh và về lại mức giá trước dịch vào khoảng $3380 và bạn đóng vị thế Buy CFD thì số tiền lời sẽ là (3380 - 3125) x 10 = 2550USD. 


Ngược lại, nếu bạn dự báo chỉ số S&P 500 không thể tăng mãi khi nền kinh tế vẫn còn nhiều dấu hiệu tiêu cực thì bạn có thể thực hiện lệnh bán ra (Short position). Tương tự, nếu giá giảm bạn sẽ thu lợi còn giá tăng đi ngược lại với những dự báo của bạn thì sẽ chịu lỗ.


Những lợi thế của giao dịch CFDs

 

✔️ Đòn bẩy cao hơn

    * Khả năng tiếp cận lớn hơn với ít vốn hơn

 

✔️ Mua khống hoặc bán khống

    * Kiếm lợi nhuận trong cả hai chiều tăng và giảm  

 

✔️ Nhiều cơ hội giao dịch hơn

    * Tận dụng mọi biến động thị trường


Nếu bạn chưa từng tham gia đầu tư chứng khoán, tìm hiểu thêm loạt bài viết hướng dẫn cơ bản đầu tư chứng khoán:


Hướng dẫn đầu tư chứng khoán cho người mới bắt đầu

Chỉ số S&P 500 và chỉ số Nasdaq 

Cách mua cổ phiếu với 5 bước.

Top 10 các sàn giao dịch chứng khoán uy tín tại Việt Nam

Lời kết

Trong bài viết này tôi đã trình bày với các bạn về những lý do tại sao thị trường chứng khoán Mỹ lại có sự phục hồi mạnh mẽ sau đà lao dốc trong tháng 2 - 3. Giá cổ phiếu thường phản ánh kỳ vọng của các nhà đầu tư về tương lai hơn là phản ánh tình hình nền kinh tế tại thời điểm hiện tại. Khi giá cổ phiếu giảm mạnh trong giai đoạn ban đầu của dịch bệnh thể hiện tâm lý lo sợ của nhà đầu tư về một nguy cơ khủng hoảng và đình trệ nền kinh tế trong ít nhất 3 tháng tới. Tuy nhiên, những chính sách và gói kích thích hỗ trợ của Fed đã đem tới kỳ vọng cho sự tăng trưởng bật trở lại của nền kinh tế, và đó là cơ sở để các nhà đầu tư tham gia lại vào thị trường. Vào thời điểm hiện tại khi mà nhà đầu tư vẫn kỳ vọng vào sự hồi phục và tăng trưởng thì giá cổ phiếu vẫn sẽ tiếp tục tăng mạnh. Tuy nhiên, trong tháng 7 tới khi mà kết quả kinh doanh của quý 2 được công bố và kết quả không như những gì nhà đầu tư kỳ vọng thì một đợt sóng giảm mạnh tiếp của thị trường chứng khoán Mỹ là điều sẽ xảy đến. 


Bạn đang muốn đầu tư chứng khoán mỹ?


Nhận ngay $50 Quỹ Trải Nghiệm từ Mitrade & Thử giao dịch demo

15982624085072


*  Xin lưu ý rằng bất cứ hình thức đầu tư nào đểu liên quan đến rủi ro, bạn có thể nhấp vào PDS của Mitrade để tìm hiểu rõ hơn về rủi ro trong giao dịch. Nội dung của bài viết này chỉ mang tính tham khảo và độc giả không nên sử dụng bài viết này như bất kỳ cơ sở đầu tư nào. Mitrade không tư vấn tài chính và tất cả mọi sản phẩm cung cấp đều trên cơ sở thực thi. 

Nicky Minh
Nicky Minh là một copywriter và là trader với 5+ năm kinh nghiệm làm việc cho các broker quốc tế và tham gia đầu tư vào thị trường chỉ số chứng khoán và tiền mã hóa.
Mitrade Logo
Chuyên sâu
Cung cấp nội dung thông tin đầy đủ với chất lượng cao cho các nhà đầu tư toàn cầu

Cảnh báo rủi ro: Giao dịch có thể dẫn đến mất toàn bộ vốn của bạn. Giao dịch phái sinh OTC có thể không phù hợp với tất cả mọi người. Vui lòng xem xét PDS, FSG, Tuyên bố công bố rủi ro và Thỏa thuận khách hàng của chúng tôi trước khi sử dụng các dịch vụ của chúng tôi và đảm bảo rằng bạn hiểu các rủi ro liên quan. Bạn không sở hữu hoặc có bất kỳ quan tâm đến các tài sản cơ bản.

Mở rộng