Truy cập vào MitradeGiao dịch với Mitrade WebGiao dịch với ứng dụng MitradeGiao dịch với ứng dụng Mitrade
Quét để tải xuống
Chính sách biên tậpVề Chúng Tôi
Mitrade LogoChuyên sâu

Top 6+ yếu tố ảnh hưởng giá hàng hoá (Commodity) là gì?

Tác giả
|Cập nhật 17/05/2022 11:21
1480


Giao dịch hàng hoá ngày nay càng không thể thiếu, hàng hoá được đưa ra để mua bán còn được gọi là thị trường hàng hoá. Muốn đạt sự hiệu quả trong việc đầu tư hàng hoá, nhà đầu tư cần nắm rõ một số kiến thức cơ bản về thị trường hàng hoá. Thị trường hàng hoá được hiểu như thế nào? Yếu tố ảnh hưởng giá hàng hoá (Commodity) là gì?

Giao dịch hàng hoá (Commodity)

1. Thị trường hàng hoá

Thị trường hàng hoá (Commodity market) là một thị trường giao dịch trong khối kinh tế chủ đạo hơn là các giao dịch hàng hoá sản xuất, hàng hoá được khai thác. Thị trường hàng hoá bao gồm giao dịch vật chất và giao dịch phái sinh bằng cách sử dụng giá giao ngay, hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng quyền chọn, các sàn giao dịch sử dụng các hợp đồng tiêu chuẩn hoá để mua và bán hàng hoá. 


Giao dịch Hàng Hóa

Tải app nhận báo giá thị trường Dầu mới nhất!


Thị trường hàng hoá với nhiều loại mặt hàng sản phẩm thuộc những ngành hàng như nông sản, nguyên liệu công nghiệp, kim loại, năng lượng, dược phẩm, kim cương,...



Thị trường hàng hoá hoạt động ra sao?


Trên thế giới hiện nay có hơn 40 Sở giao dịch hàng hoá lớn như:



Sở Giao dịch Hàng hoá Việt Nam đã khẳng định mình trên bản đồ thị trường giao dịch hàng hóa khi liên thông với nhiều sàn lớn khác trên thế giới với 38 sản phẩm khác nhau ở nhiều ngành hàng.


2. Điểm danh Top 6 yếu tố ảnh hưởng giá hàng hoá

Yếu tố ảnh hưởng thị trường hàng hoá


3. ✅ Yếu tố 1: Cung cầu hàng hoá trên thị trường

Quan hệ cung cầu


Yếu tố cung cầu là một trong những yếu tố quan trọng và cơ bản nhất. Nếu cung lớn hơn cầu thì giá cả hàng hoá sẽ có xu hướng giảm và ngược lại nếu cầu lớn hơn cung thì giá hàng hoá sẽ có xu hướng tăng. Nhà đầu tư có thể cập nhật những thông tin về vấn đề này thông qua các sàn giao dịch hàng hoá, tổ chức thương mại hay cơ quan chính phủ.


Ví dụ


Khi hoa đang bán với mức giá 100.000 đồng/bó. Người tiêu dùng sẵn sàng mua 250 bó hoa, những người sản xuất chỉ có thể cung cấp 50 bó hoa. Vì lượng cung nhỏ hơn lương cầu, thiếu hụt về hàng hoá tạo áp lực cạnh tranh giữa những người mua. Để mua được hàng, một số người tiêu dùng sẽ đưa ra mức giá cao hơn, làm giá hàng hoá bị đẩy cao lên. Ở mức giá cao hơn, nhà sản xuất có thể gia tăng lượng cung lên 100 bó với giá 300.000 đồng/bó. Với mức giá này người mua sẽ giảm số lượng mua xuống còn 200 bó.







4. ✅ Yếu tố 2: Ngoại hối

Thị trường giao dịch ngoại hối


Ngoại hối tiền tệ là yếu tố ảnh hưởng giá hàng hoá mà một thị trường toàn cầu giao dịch các loại tiền tệ như đô la, euro, yen,... Tiền tệ là phương tiện trao đổi hàng hoá được chấp nhận trong một khu vực nhất định. Tiền tệ tỉ lệ nghịch với giá cả hàng hoá, khi giá tiền tệ tăng cao, một đơn vị tiền tệ sẽ mua được ít hàng hoá hơn và ngược lại.


Ví dụ


Nếu đồng tiền của một quốc gia mạnh lên, hàng hóa xuất khẩu của quốc gia này ra nước ngoài sẽ trở nên đắt đỏ hơn và hàng hóa nhập khẩu sẽ rẻ hơn. Ngược lại, một đồng tiền yếu hơn làm cho hàng hóa xuất khẩu của một quốc gia rẻ hơn và nhập khẩu đắt hơn ở thị trường nước ngoài. Khi tỷ giá hối đoái tăng cao, cán cân thương mại của một nước thường giảm đi và, khi tỷ giá hối đoái thấp hơn, cán cân thương mại sẽ tăng.


5. ✅ Yếu tố 3: Địa chính trị 

Cục diện chính trị bất ổn


Cục diện địa chính trị thay đổi ảnh hưởng tới môi trường và không gian phát triển của toàn thế giới. Các yếu tố ảnh hưởng giá hàng hoá tốt như vị trí địa lý, khí hậu, tài nguyên thiên nhiên, dân số, hay địa hình tác động đến toàn bộ kinh tế, chính sách phát triển của một quốc gia và vị thế của quốc gia đó trong hệ thống. 


Ví dụ


Những rạn nứt chính trị tác động mạnh đến các thị trường chuyên về nguyên kiệu thô chủ chốt. Các lệnh cấm vận giữa Nga với Châu Âu gây nên biến động không ngừng trên nhiều loại hàng hoá, như lúa mỳ, dầu mỏ, khí đốt, phân bón. Từ cuộc chiến tranh giữa Nga và Ukraine ảnh hưởng lớn trên thị trường hàng hoá toàn cầu, giá tăng cao là một điểm đáng lo ngại.

6. ✅ Yếu tố 4: Tăng trưởng kinh tế

Tình hình tăng trưởng kinh tế


Tăng trưởng kinh tế là yếu tố ảnh hưởng giá hàng hoá thể hiện qua sự tăng trưởng về số lượng, chất lượng hàng hoá và các yếu tố sản xuất ra nó. Việc sản phẩm được nâng cao giá trị của nó chắc chắn đem lại những lợi ích cho nhiều ngành hàng và sự yên tâm của người tiêu dùng.


Ví dụ


Cập nhật tình hình kinh tế Việt Nam của Ngân hàng Thế giới WB ngày 13/1, kinh tế Việt Nam sẽ tăng tốc trong năm 2022 với CDP dự báo 5,5%. Mục tiêu tăng trưởng kinh tế trong năm nay, sẽ là động lực cho thị trường hàng hoá ổn định lại tuy rằng vẫn còn nhiều thách thức và rủi ro cần được đề phòng và đưa ra cách giải quyết. 

7. ✅ Yếu tố 5: Chi phí vận chuyển

Chi phí vận chuyển


Đại dịch Covid 19 và sự gián đoạn kinh tế gây ra cuộc khủng hoảng về vận chuyển hàng hoá toàn cầu. Tình hình diễn biến dịch khiến hệ thống vận chuyển trì trệ, việc vận chuyển trở nên khó khăn hơn bao giờ hết, dẫn theo việc chi phí vận chuyển kéo theo tăng cao đột biến. Giá thành hàng hoá đến tay người tiêu dùng sẽ tăng lên theo như một điều tất yếu khi chi phí vận chuyển tăng mạnh trong tình hình hiện nay. Đây cũng là yếu tố ảnh hưởng giá hàng hoá khá cốt lõi.


Ví dụ


Như giám đốc May 10 cho biết, May 10 mỗi năm xuất khẩu khoảng 2.000 container, 120.000 m3 hàng hoá và mất khoảng 12.000 tờ khai. Mỗi lần khai là chi phí lại đội lên. Trong năm 2021 chi phí vận chuyển tăng 19% so với năm 2020 còn so với năm 2019 thì phí vận chuyển đã tăng lên 38%. Giá cả hành hoá cộng thêm chi phí vận chuyển khiến giá cả thị trường hàng hoá tăng cao chót vót.

8. ✅ Yếu tố 6: Tự nhiên, nguyên liệu giới hạn 

Tự nhiên, nguyên liệu giới hạn


Yếu tố ảnh hưởng giá hàng hoá cuối cùng là Vị trí địa lí, khí hậu thời tiết là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng hàng hoá. Các mặt hàng năng lượng được khai thác như dầu mỏ, vàng bạc luôn được cảnh báo việc dần cạn kiệt nguồn tài nguyên. Việc ổn định nguồn cung hàng hoá trên thị trường vô cùng quan trọng.


Ví dụ


Việc nuôi cua tôm ở các vùng biển hay vịnh khác nhau đem lại loại tôm có chất lượng khác nhau, cũng như việc bảo quản hàng hoá ở nơi nóng hay lạnh như nào đều rất quan trọng với một số mặt hàng.

9. Thị trường hàng hóa phái sinh điều cần biết

Thị trường hàng hoá phái sinh


Hàng hóa phái sinh là một công cụ giúp người sản xuất huy động vốn, đồng thời giúp nhà đầu tư kiếm lời từ sự chênh lệch giá hàng. Có thể giao dịch một khối lượng hàng hoá tại mức giá xác định không lo ảnh hưởng từ biến động của thị trường.


Thị trường phái sinh được chia làm các ngành hàng chính: Nông sản, nguyên liệu công nghiệp, kim loại, năng lượng.


?Ưu điểm giao dịch hàng hoáƯu điểm giao dịch hàng hoá

?Rủi ro trong giao dịch hàng hoá phái sinh

➤ Chịu biến động lớn do giao dịch với các sàng trên thế giới.

➤ Đặt nhầm lệnh hay nhiều lệnh nhưng không cắt lỗ


Đầu tư vào thị trường hàng hoá phái sinh đang là thị trường đầy tiềm năng phát triển, là một làn gió mới với những ưu điểm vượt trội.

10. Tạm kết

Giá cả thị trường hàng hóa phái sinh phụ thuộc vào nhiều yếu tố, Top 6 yếu tố ảnh hưởng đến giá hàng hoá trên đây chỉ là những yếu tố tiêu biểu ảnh hưởng đến giá thị trường hàng hoá. Đây là thị trường tiềm năng cho các nhà đầu tư cân nhắc tìm hiểu. Linh hoạt trong thời gian giao dịch, có thể mua và bán một mặt hàng xác định mà không mất thời gian chờ.


16505159902978

16455917733968


Nội dung bài viết này chỉ mang tính chất quan điểm cá nhân của tác giả, không đại diện cho quan điểm chính thức của mitrade, và không thể được sử dụng làm lời khuyên đầu tư. Trước khi đưa ra bất kỳ quyết định đầu tư nào, bạn nên tìm kiếm sự tư vấn của một cố vấn tài chính độc lập để đảm bảo bạn hiểu rõ những rủi ro khi đầu tư.

* Hợp đồng chênh lệch (CFD) là sản phẩm giao dịch đầu tư tài chính đòn bẩy với rủi ro cao, có thể dẫn đến mất toàn bộ vốn của bạn. Hãy đầu tư một cách thận trọng. Xem chi tiết


Mitrade Logo
Chuyên sâu
Cung cấp nội dung thông tin đầy đủ với chất lượng cao cho các nhà đầu tư toàn cầu

Cảnh báo rủi ro: Giao dịch có thể dẫn đến mất toàn bộ vốn của bạn. Giao dịch phái sinh OTC có thể không phù hợp với tất cả mọi người. Vui lòng xem xét PDS, FSG, Tuyên bố công bố rủi ro và Thỏa thuận khách hàng của chúng tôi trước khi sử dụng các dịch vụ của chúng tôi và đảm bảo rằng bạn hiểu các rủi ro liên quan. Bạn không sở hữu hoặc có bất kỳ quan tâm đến các tài sản cơ bản.

Mở rộng