Với sự phát triển của công nghệ Blockchain như hiện nay, các công ty tài chính luôn thực hiện xác minh danh tính khách hàng KYC. Đây được xem là một bước vô cùng quan trọng trong quá trình vận hành giao dịch. Vậy KYC là gì? eKYC là gì? Tại sao cần phải thực hiện bước thẩm định này?
Để hiểu rõ tầm quan trọng của KYC trong giao dịch tài chính, Mitrade mời bạn cùng theo dõi bài viết chi tiết sau đây!
?Bạn có thể tải ứng dụng Mitrade trên App Store hoặc Google Play: Đăng ký ngay>>
Mitrade là sàn giao dịch đa tài sản ứng dụng công nghệ eKYC giúp nhà đầu tư có thể giao dịch bảo mật, an toàn, an tâm đầu tư nhiều thị trường tài chính như Chứng Khoán, Forex, Tiền Mã Hóa, Hàng Hóa… với nhiều giải thưởng quốc tế
KYC là gì? KYC là viết tắt của Know Your Customer hay còn gọi Thấu hiểu khách hàng. Đây là một bước cần có trong quá trình thẩm định mà các nhà tổ chức dịch vụ tài chính hoặc nhóm đầu tư sẽ thực hiện để nhận biết về người dùng của họ.
Những doanh nghiệp/tổ chức này sẽ xác định được khách hàng dựa trên các tiêu chí như khả năng chịu rủi ro tài chính, kiến thức liên quan đến đầu tư, chứng khoán,..
Đây được xem là một trong số các bước để nâng cao kỹ năng thẩm định của khách hàng đồng thời còn chống rửa tiền (AML) và tài trợ cho khủng bố.
Hiện nay, KYC là một bước tuân thủ được sử dụng phổ biến tại các sàn giao dịch tiền điện tử (tiền mã hóa) cũng như sàn ngoại hối, chứng khoán quốc tế. Nhiều ngân hàng và tổ chức tài chính dần xem KYC là cột sống cho các chương trình quy chuẩn đầu ra cuối cùng. Trên thực tế, họ đang dành nhiều thời gian, nguồn lực hơn cho quy trình này.
Dựa trên nhiều yếu tố như hình thức hoạt động, chính sách nội bộ mà chương trình KYC dần có những thay đổi nhất định.
Phổ biến nhất vẫn có các loại thông tin phổ biến dùng để yêu cầu xác minh khách hàng, bao gồm: CCCD, Hộ chiếu, Bằng lái xe, Sao kê ngân hàng,..
Còn về eKYC (electronic Know Your Customer), đây là thuật ngữ đề cập đến chương trình KYC được thực hiện hoàn toàn trực tuyến.
Trong môi trường tuân thủ như hiện nay, việc thực hiện đúng quy trình KYC sẽ giúp cho tổ chức/doanh nghiệp tài chính có thể hiểu rõ khách hàng hơn bao giờ hết. Đồng thời, họ còn có khả năng nhìn trước được rủi ro với những đối tượng có xuất thân/hoạt động không rõ nguồn gốc.
Như vậy, các tổ chức tài chính cần xác minh danh tính người dùng trước khi cấp tài khoản giao dịch cho họ. Nhưng liệu đó có phải là tất cả để thực hiện quy trình KYC? Thực ra, quy trình KYC được thực hiện xuyên suốt quá trình bạn giao dịch trong nhiều năm. Cùng tìm hiểu khái quát quy trình KYC ở các sàn giao dịch ra sao nhé!
Không thể phủ nhận khi nói rằng, vấn đề rò rỉ/mua bán danh tính hiện nay ngày càng tăng cao. Trên thực tế, năm 2017 tại Mỹ có đến 16,8 tỷ đô la đã bị đánh cắp và hơn 17 triệu người dân bị ảnh hưởng trực tiếp. Điều này đã và đang trở thành một trong những vấn đề nan giải đối với các công ty tài chính.
Chính vì thế, để nâng cao tính bảo mật liên quan đến quyền riêng tư cơ bản nhất thì các sàn giao dịch/ngân hàng luôn yêu cầu khách hàng cần xác minh danh tính. Đây là một trong những bước đầu tiên để xây dựng chương trình tuân thủ dữ liệu nghiêm ngặt. Thông thường, CIP sẽ bao gồm:
Họ và tên cá nhân.
Ngày sinh cá nhân.
Địa chỉ nơi ở của cá nhân.
Và một số thông tin khác liên quan cá nhân.
CDD là bước tiếp theo để tổ chức có thể thẩm định chặt chẽ khách hàng hơn. Sau khi xác minh danh tính thành công, họ sẽ tiến hành kiểm tra lý lịch để đánh giá các rủi ro có thể xảy ra và phân loại khách hàng. Đây là một quy trình quan trọng để bảo vệ khách hàng trước khủng bố, tội phạm tài chính.
Thông thường, ở bước KYC này sẽ bao gồm ba cấp độ thẩm định khách hàng khác nhau như sau:
SDD hay Simplified due diligence.
CDD hay Basic Customer Due Diligence.
EDD hay Enhanced Due Diligence.
Tổ chức tài chính cần phải thiết lập một chương trình theo dõi khách hàng liên tục. Chứng năng giám sát liên tục sẽ bao gồm giám sát các sàn giao dịch tiền điện tử và tài khoản của khách hàng. Một số yếu tố cần được theo dõi như sau:
Hoạt động tăng đột biến.
Rời khỏi khu vực hoặc hoạt động xuyên biên giới bất thường.
Thưởng sử dụng các phương tiện truyền thông bất lợi.
Bên cạnh việc hiểu rõ khái niệm KYC là gì thì bất cứ ai cũng nên hiểu rõ về tầm quan trọng của hình thức này. Theo đúng quy định, KYC là một thành phần bắt buộc trong tổ chức tài chính nhằm thiết lập nên tính hợp pháp của danh tính khách hàng và xác định rủi ro.
Các quy trình KYC sẽ giúp tổ chức giảm thiểu và ngăn chặn những hành vi trộm cắp danh tính, rửa tiền, gian lận, tài trợ khủng bố và các tội phạm công nghệ cao trong lĩnh vực tài chính. Có thể thấy rõ tầm quan trọng của KYC trong các hoạt động như sau:
Đánh cắp danh tính: KYC thiết lập danh tính hợp pháp của khách hàng từ đó, ngăn chặn tài khoản giả mạo, lạm dụng danh tính.
Rửa tiền (AML): KYC ngăn chặn việc tội phạm có tổ chức và phi tổ chức sử dụng tài khoản giả mạo của ngân hàng để lưu trữ tài chính cho các hoạt động buôn ma túy, buôn người, buôn lậu, lừa đảo,...
Gian lận trong tài chính: KYC ngăn chặn hoạt động gian lận tài chính như sử dụng ID giả, đánh đắp ID để đăng ký khoản vay và nhận tiền bằng tài khoản giả mạo.
AML hay còn được biết đến với cái tên Anti Money Laundering, đây là một thuật ngữ biểu thị cho phạm vi quy trình quản lý mà bất cứ công ty tài chính nào cũng phải có. Và như đã được định nghĩa ở trên, chúng ta có thể hiểu đơn giản rằng, KYC là một bước không thể thiếu trong quá trình tổ chức xác minh danh tính khách hàng của họ.
Nói một cách ngắn gọn, KYC chỉ là một phần tử con nằm trong tập hợp AML. Rất nhiều tổ chức tài chính nhầm lẫn giữa KYC và AML và họ dần làm mờ đi ranh giới giữa hai quy trình thực hiện này.
Là một bước không thể thiểu trong AML thì KYC có thể được sử dụng để điều chỉnh chương trình AML sao cho phù hợp với nhu cầu riêng của từng doanh nghiệp, điều chỉnh hồ sơ của khách hàng và nâng cao hiệu suất.
Ngân hàng.
Hiện hội tín dụng.
Công ty quản lý tài sản.
Đại lý môi giới.
Phần mềm công nghệ tài chính (Ứng dụng Fintech).
Những người cho vay tư nhân và các nền tảng cho vay.
Yêu cầu thẩm định KYC dần trở thành một trong những bước quan trọng đối với hầu hết mọi tổ chức/doanh nghiệp có liên quan đến tài chính. Hiện nay, các ngân hàng cũng được chính phủ yêu cầu thực hiện quy trình KYC để nâng cao bảo mật, chống gian lận,.
Việc thực thi và tuân thủ KYC sẽ giúp các sàn giao dịch điện tử giảm thiểu và giải quyết được những hoạt động tiêu cực như 5 cuộc tấn công Ransomware năm 2021 đã chặn quyền truy cập máy tính của người dùng cho đến khi giao dịch thanh toán được thực hiện.
Thêm vào đó, trong năm 2020, những người vướng phải các hành vi xấu trên đã trả gần $350.000.000 tiền điện tử cho kẻ tấn công, lạm dụng ẩn danh được cung cấp bởi tiền điện tử phi tập trung (DeFi).
KYC cũng rất quan trọng trong việc cải thiện hình ảnh của tiền điện tử trong mắt toàn bộ nền kinh tế. Việc tuân thủ chặt chẽ cùng với quy trình nhận dạng tốt hơn nhờ KYC sẽ giúp tiền điện tử loại bỏ được các mối quan hệ với hoạt động rửa tiền (Money Laundering).
Từ đó, tiền điện tử sẽ được khuyến khích áp dụng và đầu tư rộng rãi hơn bao giờ hết.
Bài viết trên Mitrade đã giải đáp cho bạn thắc mắc KYC là gì một cách đầy đủ và chi tiết nhất. Không thể phủ nhận rằng, KYC đang dần đóng một vai trò cực kỳ quan trọng trong thời đại công nghệ số, đặc biệt là AML ở lĩnh vực tài chính.
Tại Mitrade, chúng tôi ứng dụng công nghệ eKYC giúp nhà đầu tư có thể giao dịch bảo mật, an toàn chống lại các cuộc tấn công hệ thống và hành vi thao túng rửa tiền.
Bạn chỉ cần cung cấp thông tin và đánh giá mức độ phù hợp trong chỉ vài phút, Mitrade sẽ kiểm duyệt và cấp tài khoản giao dịch cho bạn ngay nếu bạn thỏa mãn các tiêu chí sàng lọc.
Bắt đầu giao dịch an toàn với Mitrade ngay hôm nay.
* Xin lưu ý rằng bất cứ hình thức đầu tư nào đểu liên quan đến rủi ro, bạn có thể nhấp vào PDS của Mitrade để tìm hiểu rõ hơn về rủi ro trong giao dịch. Nội dung của bài viết này chỉ mang tính tham khảo và độc giả không nên sử dụng bài viết này như bất kỳ cơ sở đầu tư nào. Mitrade không tư vấn tài chính và tất cả mọi sản phẩm cung cấp đều trên cơ sở thực thi.
Cảnh báo rủi ro: Giao dịch có thể dẫn đến mất toàn bộ vốn của bạn. Giao dịch phái sinh OTC có thể không phù hợp với tất cả mọi người. Vui lòng xem xét PDS, FSG, Tuyên bố công bố rủi ro và Thỏa thuận khách hàng của chúng tôi trước khi sử dụng các dịch vụ của chúng tôi và đảm bảo rằng bạn hiểu các rủi ro liên quan. Bạn không sở hữu hoặc có bất kỳ quan tâm đến các tài sản cơ bản.