Truy cập vào MitradeGiao dịch với Mitrade WebGiao dịch với ứng dụng MitradeGiao dịch với ứng dụng Mitrade
Quét để tải xuống
Chính sách biên tậpVề Chúng Tôi
Mitrade LogoChuyên sâu

Tổng hợp A-Z: Kiến thức cơ bản về chứng khoán dành cho người mới bắt đầu

Tác giả
|Cập nhật 29/03/2022 03:21
11737


Trong vài năm gần đây, thị trường chứng khoán trở nên vô cùng sôi động. Các hoạt động sản xuất, thương mại trở nên khó khăn thì việc đầu tư chứng khoán đã mở ra nhiều cơ hội sinh lời, thu hút hàng triệu nhà đầu tư trong năm vừa qua.


Trong 2022 này, thị trường chứng khoán tiếp tục là sân chơi tài chính phát triển nóng, và để tham gia thị trường, các nhà đầu tư mới (F0) cần tìm hiểu những kiến thức cơ bản về chứng khoán để hiểu rõ luật chơi như thế nào, và nên chơi chứng khoán với chiến thuật nào.


Do đó, Mitrade đã tổng hợp các khái niệm trong chứng khoán và những điều cần biết về chứng khoán giúp bạn tìm hiểu về chứng khoán và tiếp thu được những kiến thức căn bản, cốt lõi nhất.


Khái niệm chứng khoán là gì?

Theo Luật Chứng Khoán số 70/2006/QH1, Chứng khoán là giấy tờ, bằng chứng xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu đối với tài sản hoặc phần vốn của tổ chức phát hành. 

Chứng khoán bao gồm nhiều dạng như:

  • Cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ. 

  • Chứng khoán phái sinh.

  • Chứng quyền, quyền mua cổ phần, chứng chỉ lưu ký. 

  • Những loại chứng khoán khác do nhà nước quy định. 

Cổ phiếu

Cổ phiếu là loại chứng khoán phổ biến, được biết đến nhiều nhất trong các loại chứng khoán. Cổ phiếu xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu một phần cổ phần do công ty/ doanh nghiệp phát hành. 

Có 2 loại là cổ phần phổ thông ( cổ phần gắn với kết quả kinh doanh của công ty và không quy định trước về giá trị cổ tức) và cổ phần ưu đãi ( gồm cổ phiếu ưu đãi cổ tức, cổ phiếu ưu đãi biểu quyết). Cổ phiếu có thể được phát hành dạng giấy với tên doanh nghiệp, mệnh giá, năm phát hành… hoặc cổ phiếu điện tử với mọi thông tin được lưu trữ trên hệ thống máy tính.

Trái phiếu

Trái phiếu (phiếu ghi nợ) là loại chứng khoán xác nhận quyền lợi của người sở hữu và nghĩa vụ thanh toán nợ của đơn vị phát hành (có thể là công ty, tổ chức, chính quyền). Có thể hiểu, trái phiếu là một phương tiện vay mà nhà phát hành sẽ cam kết thanh toán cả gốc và lãi trong một mốc thời gian nhất định. 

Theo đó, người mua trái phiếu sẽ được hưởng lãi cố định không phụ thuộc vào kết quả của việc sử dụng vốn và cũng không được quyền tham gia vào hoạt động quản lý vốn của bên nhận vốn. 

Chứng chỉ quỹ

Chứng chỉ quỹ là một loại chứng khoán, xác nhận quyền sở hữu của nhà đầu tư khi góp vốn vào một quỹ đại chúng của một tổ chức nào đó phát hành. Quỹ đại chúng là quỹ đầu tư được nhiều nhà đầu tư góp chung vốn để cùng đầu tư vào chứng khoán hoặc tài sản khác để kiếm lợi nhuận. Bất kể khi nào bạn đầu tư vào quỹ đại chúng của một tổ chức thì bạn sẽ phải mua chứng chỉ quỹ để xác nhận đã góp vốn vào quỹ.

Chứng khoán phái sinh 

Theo khoản 9, điều 4, luật chứng khoán năm 2019, chứng khoán phái sinh là một dạng hợp đồng xác định quyền lợi và nghĩa vụ của các bên tham gia. Chứng khoán phái sinh có giá trị phụ thuộc vào một hoặc nhiều loại tài sản cơ sở ( như chứng khoán, chỉ số…)  . Các loại hợp đồng gồm có hợp đồng quyền chọn, hợp đồng tương lai, hợp đồng kỳ hạn. 

Chứng khoán phái sinh khác chứng khoán cơ sở qua các đặc điểm như:

  • Giao dịch tại thị trường phái sinh. 

  • Không giới hạn khối lượng phát hành. 

  • Thanh toán tại một thời điểm nhất định trong tương lai. 

  • Lợi nhuận được xác định mỗi ngày. 

Chứng quyền

Chứng quyền có đảm bảo chính là một dạng chứng khoán có tài sản đảm bảo do công ty chứng khoán phát hành. Mỗi chứng quyền thường sẽ đi liền với 1 mã chứng khoán cơ sở. Một nhà đầu tư có sở hữu chứng quyền thì sẽ được quyền mua chứng khoán cơ sở với mức giá xác định tại ngày đáo hạn. 

Quyền mua cổ phần 

Quyền mua cổ phần là loại chứng khoán mà công ty phát hành theo đợt để ưu tiên cổ động được quyền mua trước cổ phiếu phát hành thêm với mức giá thấp hơn giá niêm yết trên thị trường. Trong đó, mỗi cổ phần đang được lưu hành sẽ đi kèm với một quyền mua. Số lượng quyền mua 1 cổ phần sẽ thay đổi theo đợt. 

Chứng chỉ lưu ký

Chứng chỉ lưu ký được tạo ra khi cổ phiếu dự kiến sẽ giao dịch của một công ty hoặc doanh nghiệp nước ngoài ký gửi vào ngân hàng lưu ký. Sau đó, chứng chỉ lưu ký sẽ được ngân hàng ký gửi phát hành với số lượng và mức giá phụ thuộc vào tỷ lệ giữa chứng chỉ dự kiến phát hành với số cổ phiếu cơ sở. 


Tìm hiểu về thị trường chứng khoán 

Khái niệm thị trường chứng khoán

Thị trường chứng khoán ( sàn chứng khoán ) là nơi các nhà đầu tư thực hiện giao dịch mua bán, trao đổi các sản phẩm cổ phiếu tại sở giao dịch hoặc thông qua công ty môi giới. Chúng ta chia thị trường chứng khoán thành 2 loại là:

  • Thị trường chứng khoán sơ cấp: thị trường mà một số tổ chức hoặc quỹ đầu tư huy động vốn bằng việc phát hành cổ phiếu lần đầu. 

  • Thị trường chứng khoán thứ cấp: cổ phiếu sau khi được phát hành tại thị trường sơ cấp sẽ được các nhà đầu tư tiến hành giao dịch mua bán. Giao dịch không sinh ra tiền mà chỉ người mua và người bán thay đổi quyền sở hữu các mã cổ phiếu 

Vai trò của thị trường chứng khoán là gì?

Thị trường chứng khoán đóng góp một vai trò vô cùng quan trọng đối với nền kinh tế của đất nước. Cụ thể là:

  • Góp phần thúc đẩy sự phát triển của các công ty cổ phần thông qua quảng bá thông tin, định giá doanh nghiệp, bảo lãnh, phân phối chứng khoán, thu hút nhiều nhà đầu tư góp vốn ( đây cũng được xem là một hình thức huy động vốn).

  • Giúp nhà đầu tư có thêm một tiêu chí để đánh giá hoạt động phát triển của doanh nghiệp.

  • Mang tính thanh khoản cao.

  • Giúp chính phủ và các doanh nghiệp thu hút vốn nước ngoài để phát hành trái phiếu, cổ phiếu.



Các khái niệm và thuật ngữ trong chứng khoán 

Những người mới bắt đầu tham gia chứng khoán cần phải nắm được một số khái niệm cơ bản như sau:

Thuật ngữ về thị trường chứng khoán

  • Công ty niêm yết là công ty chào bán cổ phiếu ra thị trường ( cổ phiếu bán ra sẽ được niêm yết tại Sở giao dịch chứng khoán và trung tâm lưu ký chứng khoán).

  • IPO - Initial Public Offering: phát hành chứng khoán lần đầu. 

  • Vốn hóa: tổng giá trị của công ty/ doanh nghiệp có cổ phiếu đang phát hành.

  • Giá chào mua: giá niêm yết của cổ phiếu phát hành lần đầu trên thị trường chứng khoán. 

  • Danh mục chứng khoán: tổng hợp các mã cổ phiếu chứng khoán trong tài khoản của nhà đầu tư.

  • Lợi suất hay tỷ suất lợi nhuận: tổng giá trị cổ tức, được hiểu là lợi nhuận mà nhà đầu tư được nhận khi sở hữu cổ phiếu. 

  • Báo cáo thường niên: báo cáo của công ty phát hành cổ phiếu được công bố hàng năm. 

  • Hệ số Alpha: tỷ suất sinh lợi sau khi đã điều chỉnh rủi ro. 

  • Hệ số Beta: thước đo rủi ro của cổ phiếu hoặc một danh mục đầu tư.

  • Hệ số giá thị trường trên giá ghi sổ - Price to book ratio: so sánh giá thị trường và giá ghi sổ của một loại cổ phiếu. 

  • Hệ số nguy cơ phá sản: giúp nhà đầu tư có thể  đánh giá được rủi ro, dự đoán nguy cơ phá sản của công ty hoặc doanh nghiệp.

  • Tỷ lệ cổ tức trên tỷ giá cổ phần: thể hiện mối quan hệ giữa cổ tức mà nhà đầu tư nhận lại được và giá trị của cổ phiếu nhà đầu tư mua vào. 

Thuật ngữ về lệnh giao dịch chứng khoán


  • Lệnh giới hạn LO: lệnh mua/ bán cổ phiếu với mức giá xác định hoặc tốt hơn.

  • Lệnh thị trường MP: lệnh mua cổ phiếu tại mức giá bán thấp nhất hoặc lệnh bán cổ phiếu ở mức giá cao nhất trên thị trường hiện tại. 

  • Lệnh ATO ( chỉ áp dụng cho sàn TPHCM ): lệnh giao dịch tại giá khớp lệnh xác định giá mở cửa, trước 9h15p. 

  • Lệnh ATC (áp dụng cả sàn Hà Nội và sàn TPHCM): lệnh giao dịch tại giá khớp lệnh xác định giá đóng cửa lúc 14h45p. 

  • Lệnh PLO (chỉ áp dụng cho sàn Hà Nội): lệnh mua hoặc bán cổ phiếu tại mức giá đóng cửa sau khi kết thúc phiên ATC.

  • Break: thể hiện giá cổ phiếu tăng mạnh vượt lên hẳn so với vùng giá nào đó.

  • Giá khớp lệnh: giá mà nhà đầu tư đặt khi giao dịch trên thị trường. 

  • Long (đánh lên), Short ( đánh xuống): giao dịch đánh lên xuống trong chứng khoán phái sinh. 

  • Lọc cổ phiếu: nhà đầu tư sử dụng các tiêu chí lọc như đà tăng, tích lũy, vốn hóa hoặc thanh khoản… để tìm các mã cổ phiếu đạt tiêu chuẩn và thực hiện đầu tư. 

  • Biên an toàn: khoảng chênh lệch giữa giá thị trường và giá trị nội tại của một loại cổ phiếu. 

Thuật ngữ về giá chứng khoán 


  • Mệnh giá: số tiền ghi trên cổ phiếu hoặc trái phiếu khi được phát hành trên thị trường. 

  • Thị giá: giá mua/bán của cổ phiếu trên thị trường giao dịch. 

  • Giá niêm yết: giá cổ phiếu được niêm yết trên thị trường trong phiên giao dịch đầu tiên.

  • Giá khớp lệnh: giá khớp khi nhà đầu tư đặt lệnh mua hoặc bán cổ phiếu chứng khoán tại trung tâm giao dịch chứng khoán. 

  • Giá mở cửa: giá đóng cửa tại phiên giao dịch cuối ngày hôm trước. 

  • Giá sàn: giá thấp nhất của một loại cổ phiếu chứng khoán được thực hiện trong phiên giao dịch.

  • Giá trần: giá cao nhất của một loại cổ phiếu chứng khoán được thực hiện trong phiên giao dịch. 

  • Ngày thanh toán: ngày T+3, 3 ngày sau khi khớp lệnh ( không kể lễ tết), được hiểu là nếu mua cổ phiếu thì 3 ngày mới được chuyển về tài khoản chứng khoán của nhà đầu tư, hoặc khi bán cổ phiếu thì 3 ngày sau tiền bán mới được chuyển về tài khoản ngân hàng của người bán. 

  • Xu hướng giá: thị trường có 3 loại xu hướng giá tăng (Uptrend), giảm (Downtrend), đi ngang (Sideway)

Định nghĩa cơ bản về giao dịch chứng khoán

  • index là chỉ số chứng khoán, thống kê từ danh sách các cổ phiếu theo một tỷ lệ nhất định. Ví dụ, Vnindex là chỉ số đại diện toàn bộ mã trên sàn HOSE, Vn30 là chỉ số của 30 mã yes có giá trị vốn hóa và tính thanh khoản hàng đầu. 

  • margin: giao dịch ký quỹ, nhà đầu tư sẽ vay tiền của công ty chứng khoán để mua cổ phiếu. 

  • Khối lượng giao dịch: số lượng cổ phiếu được giao dịch trong một khoảng thời gian ví dụ trong một ngày. 

  • Bán khống: hình thức nhà đầu tư bán chứng khoán ngay cả khi không sở hữu nó qua việc mượn chứng khoán của người khác và mua trả lại. 

  • Dao động giá: trên sàn HOSE, mức giao động giá là +/- 7%, còn trên sàn HNX là +/- 10% so với mức giá tham chiếu ( giá đóng cửa của phiên giao dịch ngày hôm trước)

Những thành phần tham gia vào thị trường chứng khoán 

  • Nhà phát hành: phát hành chứng khoán để huy động vốn. 

  • Nhà đầu tư: người thực hiện giao dịch mua bán chứng khoán. Trong đó, nhà đầu tư cá nhân là những người có vốn và muốn tham gia thị trường chứng khoán để kiếm thêm thu nhập. Nhà đầu tư có tổ chức là những bên thực hiện mua bán chứng khoán với số vốn lớn như các công ty đầu tư, công ty bảo hiểm, công ty tài chính, ngân hàng thương mại. 

  • Công ty chứng khoán: đơn vị hỗ trợ quản lý, tư vấn, môi giới, bảo lãnh phát hành…

  • Một số tổ chức liên quan như Ủy ban chứng khoán nhà nước, sở giao dịch chứng khoán, công ty đánh giá hệ số tín nhiệm, công ty dịch vụ máy tính chứng khoán. 



Nguyên tắc hoạt động của thị trường chứng khoán

Có 5 nguyên tắc hoạt động trên thị trường chứng khoán mà nhà đầu tư cần nắm được là:

  • Nguyên tắc cạnh tranh: nhà phát hành cạnh tranh nhau để bán được chứng khoán. Nhà đầu tư cạnh tranh để mua chứng khoán với giá tốt, lợi nhuận cao.

  • Nguyên tắc công bằng: tất cả mọi người khi tham gia thị trường chứng khoán đều bắt buộc phải tuân thủ quy định chung. 

  • Nguyên tắc công khai: nhà phát hành có nghĩa vụ cung cấp thường xuyên, công khai và đầy đủ thông tin về chứng khoán mình phát hành. 

  • Nguyên tắc trung gian: giao dịch chứng khoán giữa nhà đầu tư và nhà phát hành sẽ được thực hiện qua bên trung gian là các công ty chứng khoán. 

  • Nguyên tắc tập trung: giao dịch chứng khoán chỉ được diễn ra trên sở giao dịch và được các cơ quan, tổ chức quản lý nhà nước giám sát chặt chẽ.



Khung giờ giao dịch chứng khoán

Các sàn giao dịch Hồ Chí Minh, Hà Nội và UPCOM giao dịch trong khung giờ từ 9h00 đến 11h30p sáng và từ 13h00 đến 15h00p chiều các ngày trong tuần từ thứ 2 đến thứ 6 ( không tính cuối tuần, lễ tết). 


Cách đọc bảng giá chứng khoán 

Khi tham gia giao dịch chứng khoán, bảng giá là phần quan trọng nhất mà các nhà đầu tư F0 ( nhà đầu tư mới tham gia thị trường) nên nắm rõ. Trong đó:

  • Màu xanh là giá tăng so với giá thanh chiếu.

  • Màu đỏ là giá giảm so với giá tham chiếu.

  • Màu vàng là giá bằng so với giá tham chiếu. 

Mua bán cổ phiếu chứng khoán 

Nhà đầu tư có thể thực hiện lệnh mua bán chứng khoán bằng 2 cách:

  • Tự đặt lệnh trên các phần mềm giao dịch.

  • Đặt lệnh thông qua mối giới. 


Cách mở tài khoản chứng khoán 

Trước khi mở tài khoản chứng khoán, nhà đầu tư cần tìm hiểu và lựa chọn công ty chứng khoán có mức phí giao dịch phù hợp. Ngoài ra, nhà đầu tư cũng cần chú ý đến tỷ lệ margin, lãi suất vay margin mà công ty đang áp dụng. 

Nhà đầu tư có thể mở tài khoản chứng khoán trực tiếp tại công ty chứng khoán, tại ngân hàng hoặc thực hiện lệnh mở tại công ty môi giới. Những thông tin cần cung cấp gồm có địa chỉ nơi ở cố định, email, số điện thoại thường sử dụng tài khoản ngân hàng.  

Sau khi mở tài khoản, công ty sẽ cung cấp số tài khoản và hướng dẫn nhà đầu tư nạp tiền vào tài khoản để thực hiện giao dịch. Tài khoản chứng khoán có trên 500 nghìn đồng là nhà đầu tư đã có thể bắt đầu giao dịch mua bán cổ phiếu. 


Mở tài khoản giao dịch chứng khoán tại Mitrade - Nhà giao dịch được quản lý bởi ASIC và CIMA

Mitrade là sàn giao dịch chứng khoán quốc tế, chứng khoán Mỹ, chỉ số, hàng hóa, ngoại hối…được quản lý từ ASIC và CIMA, đảm bảo các giao dịch của bạn được kiểm soát và bảo vệ. Với Mitrade, bạn có thể sử dụng đòn bẩy (giao dịch margin) 0 hoa hồng, giao dịch 24/7, tích hợp công cụ phân tích kỹ thuật, chỉ báo, và các dữ liệu thị trường chuyên sâu.



Một số lưu ý khi thực hiện giao dịch mua bán cổ phiếu 

  • Có 3 sàn giao dịch chứng khoán tại thị trường Việt Nam là sàn giao dịch HCM (HOSE), sàn giao dịch Hà Nội (HNX), sàn Upcom (điểm giao dịch của những công ty đại chúng chưa được niêm yết). Bên cạnh đó, có rất nhiều sàn giao dịch chứng khoán quốc tế đang hoạt động tại Việt Nam, tuy nhiên mỗi sàn giao dịch sẽ có những ưu nhược điểm khác nhau. Dù lựa chọn sàn giao dịch nào hay thị trường nào, bạn cũng phải chọn sàn uy tín, lịch sử hoạt động lâu năm, được quản lý bởi cơ quan chứng khoán trong nước hoặc các cơ quan quản lý chứng khoán quốc tế (ASIC, FCA, SEC, CySEC,...).


  • Nhà đầu tư mới tham gia thị trường nên nắm rõ 3 lệnh cơ bản là ATO, ATC, LO. Sau đó có thể học chuyên sâu thêm các lệnh liên tục như MP, MTL, MOK, MAK…


Kết luận 

Trên đây là một số kiến thức cơ bản về chứng khoán mà các nhà đầu tư F0 cần nắm được khi tham gia giao dịch. Nếu muốn đầu tư sinh lời từ thị trường chứng khoán, nhà đầu tư cần học hỏi thêm nhiều kiến thức và kinh nghiệm hơn nữa để có thể nhanh nhạy với những biến động của thị trường. 


Thử giao dịch chứng khoán không mất tiền?

Bạn lo lắng về việc chưa có kinh nghiệm giao dịch?

 

Đừng lo lắng! Chỉ cần thực hành kỹ năng giao dịch của bạn với tài khoản demo. Tài khoản demo Mitrade cung cấp 50,000 USD tiền ảo. Bạn hoàn toàn tự do giao dịch trên các thị trường công cụ tài chính như bitcoin, ngoại hối, vàng, dầu hoặc chỉ số Nasdaq, v.v.

 

Chỉ cần đăng ký 3 bước đơn giản là bạn sẽ có ngay 1 tài khoản giao dịch. 

 

Chúc bạn giao dịch thành công!





*  Xin lưu ý rằng bất cứ hình thức đầu tư nào đểu liên quan đến rủi ro, bạn có thể nhấp vào PDS của Mitrade để tìm hiểu rõ hơn về rủi ro trong giao dịch. Nội dung của bài viết này chỉ mang tính tham khảo và độc giả không nên sử dụng bài viết này như bất kỳ cơ sở đầu tư nào. Mitrade không tư vấn tài chính và tất cả mọi sản phẩm cung cấp đều trên cơ sở thực thi. 

Nicky Minh
Nicky Minh là một copywriter và là trader với 5+ năm kinh nghiệm làm việc cho các broker quốc tế và tham gia đầu tư vào thị trường chỉ số chứng khoán và tiền mã hóa.
Mitrade Logo
Chuyên sâu
Cung cấp nội dung thông tin đầy đủ với chất lượng cao cho các nhà đầu tư toàn cầu

Cảnh báo rủi ro: Giao dịch có thể dẫn đến mất toàn bộ vốn của bạn. Giao dịch phái sinh OTC có thể không phù hợp với tất cả mọi người. Vui lòng xem xét PDS, FSG, Tuyên bố công bố rủi ro và Thỏa thuận khách hàng của chúng tôi trước khi sử dụng các dịch vụ của chúng tôi và đảm bảo rằng bạn hiểu các rủi ro liên quan. Bạn không sở hữu hoặc có bất kỳ quan tâm đến các tài sản cơ bản.

Mở rộng