Những yếu tố ảnh hưởng đến giá cổ phiếu cơ bản mà nhà đầu tư cần biết. Xác định giá cổ phiếu tăng hay giảm, nên mua hay nên bán.
Một trong những vấn đề căn bản khi đầu tư chứng khoán là bằng cách nào nhà đầu tư có thể phân tích được giá trị của cổ phiếu muốn mua có đang được định giá đúng với giá trị thực của chúng. Để trả lời câu hỏi này, hãy cùng Mitrade tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến giá cổ phiếu, cùng với 6 phương pháp định giá cổ phiếu phổ biến nhất để bạn có thể tự kiểm tra xem thị giá cổ phiếu bạn muốn mua có phù hợp hay chưa nhé.
Trong bài viết này, bạn sẽ nắm được
Các yếu tố vĩ mô tác động đến giá cổ phiếu
Các yếu tố tài chính của doanh nghiệp tác động đến việc tính toán giá trị cổ phiếu
Các phương pháp định giá cổ phiếu kinh điển
Định nghĩa giá cổ phiếu là chi phí là nhà đầu tư phải bỏ ra để mua một mã cổ phiếu bất kỳ trên thị trường. Giá cổ phiếu sẽ không cố định mà còn phụ thuộc vào biến động của thị trường và chịu tác động bởi nhiều yếu tố khác nhau. Mức giá cổ phiếu còn được gọi là thị giá - giá trị được quyết định bởi người mua - người bán trên thị trường.
Giá cổ phiếu chỉ có ý nghĩa xác định giá trị cổ phiếu tại thời điểm hiện tại. Nó không phải là giá trị thực của mã cổ phiếu đó. Xác định giá trị thực của cổ phiếu là cách để nhà đầu tư đánh giá tiềm năng của cổ phiếu.
Các yếu tố để xác định giá trị thực của cổ phiếu là:
Chỉ số P/E, P/B, PES.
Lợi nhuận ròng của công ty/ doanh nghiệp.
Bản báo cáo định kỳ của doanh nghiệp.
Doanh số, kết quả kinh doanh của doanh nghiệp trong một khoảng thời gian nhất định.
Đối thủ cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường.
Việc định giá cổ phiếu sẽ có nhiều lợi ích đó là:
Xác định được giá trị chính xác của cổ phiếu trên thị trường hiện nay.
Xác định cổ phiếu có tiềm năng hay không để đưa ra quyết định đầu tư chính xác.
Giúp doanh nghiệp phát hành cổ phiếu chào bán với nhà đầu tư nhằm mục đích huy động vốn, tăng giá trị doanh nghiệp.
Định giá, phân tích khả năng sinh lời của cổ phiếu, xác định mức giá nên mua vào và mức giá nên bán ra để mang về lợi nhuận cao nhất.
Giá khớp lệnh khi giao dịch cổ phiếu tại một mốc thời gian nhất định được định nghĩa chính là thị giá cổ phiếu. Thị giá cổ phiếu sẽ thay đổi theo thời gian và chịu sự tác động của thị trường, hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, lãi suất vay…
Giá cổ phiếu và giá trị của doanh nghiệp là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau. Trong đó:
Giá cổ phiếu sẽ bị thay đổi theo quy luật cung cầu của thị trường, tức là số cổ phiếu được giao dịch trên sàn càng lớn thì giá càng có chiều hướng tăng cao và ngược lại nếu giao dịch càng ít thì giá sẽ giảm.
Giá trị doanh nghiệp thì sẽ không bị tác động bởi số lượng cổ phiếu của công ty đang giao dịch trên thị trường mà sẽ chịu ảnh hưởng từ kết quả kinh doanh, lợi nhuận, lãi/lỗ của doanh nghiệp.
Một nhà đầu tư cổ phiếu ngắn hạn thường sẽ quan sát giá hiện tại của cổ phiếu để phân tích và đầu tư nhằm thu về lợi nhuận nhanh chóng. Ngược lại, nhà đầu tư dài hạn thường sẽ phải bao quát cả giá trị doanh nghiệp để đưa ra những quyết định đầu tư dài hạn.
Việc nắm rõ được những yếu tố ảnh hưởng đến giá cổ phiếu là vấn đề then chốt, vô cùng quan trọng trong khi giao dịch mua bán cổ phiếu. Nhà đầu tư có thể dựa vào đó để đánh giá, phân tích được mã cổ phiếu này có tiềm năng hay không, đem lại lợi nhuận trong ngắn hạn hay dài hạn, nên mua hay nên bán trong thời gian này.
Tình hình chính trị xã hội trong nước và quốc tế có ảnh hưởng đến nền kinh tế. Từ đó nó cũng có tác động lớn đến giá cổ phiếu trên thị trường. Trong trường hợp xảy ra một số bất ổn về chính trị - xã hội, thì nhà đầu tư thường sẽ thoái vốn hoặc không tiếp tục đầu tư khiến giá cổ phiếu có xu hướng giảm.
Nền kinh tế của thế giới và của quốc gia có ảnh hưởng trực tiếp đến giá cổ phiếu. Theo đó, giá cổ phiếu có xu hướng tỷ lệ thuận với sự phát triển của kinh tế thị trường. Tức là, khi nền kinh tế trên đà phát triển thì giá cổ phiếu sẽ tăng. Ngược lại, kinh tế chậm phát triển thì giá cổ phiếu có xu hướng giảm.
Khi điều kiện kinh tế phát triển thuận lợi thì doanh nghiệp/ công ty có thu nhập, lợi nhuận cao. Khi đó, họ chi trả cổ tức cao hơn cho các cổ đông, giúp cho giá trị cổ phiếu của công ty đó hấp dẫn hơn, thu hút các nhà đầu tư. Công ty càng phát triển, càng ổn định tài chính thì giá trị cổ tức càng cao. Nhà đầu tư mua nhiều cổ phiếu của công ty đó thì sẽ có khoản thu nhập định kỳ từ cổ tức càng lớn. Ngược lại, nếu kinh tế suy thoái ( ví dụ như trong thời gian dịch bệnh Covid), công ty làm ăn không thuận lợi buộc phải cắt giảm cổ tức thì giá cổ phiếu có xu hướng giảm do nhà đầu tư thoái vốn.
Thị trường mua bán nào cũng bị ảnh hưởng bởi quy luật cung cầu, đặc biệt là thị trường chứng khoán. Có thể hiểu đơn giản là, khi nhiều nhà đầu tư mua vào thì giá của mã cổ phiếu đó sẽ tăng. Và ngược lại, các nhà đầu tư thực hiện nhiều lệnh bán mã cổ phiếu đó thì giá của nó sẽ giảm. Tuy nhiên, nhà đầu tư cũng cần lưu ý không nên chỉ đầu tư theo đám đông vì giá cổ phiếu có thể tăng trong ngắn hạn nhưng về dài hạn thì không chắc chắn.
Mỗi nhà đầu tư sẽ có cái nhìn và sự đánh giá khác nhau về cùng một mã cổ phiếu. Có người sẽ cho rằng, cổ phiếu của công ty này không tiềm năng vì hoạt động của công ty trì trệ, do đó không nên đầu tư để tránh rủi ro. Tuy nhiên, nhà đầu tư khác lại nhìn vào sự phát triển trong dài hạn của công ty đó và vẫn tiếp tục đầu tư mua vào cổ phiếu của công ty. Ngoài ra, các thông tin phân tích, dự đoán trên mạng cũng ít nhiều tác động đến tâm lý của nhà đầu tư. Nếu nhà đầu tư nào mới tham gia thị trường, ít kiến thức và kinh nghiệm thì rất dễ hoang mang trước những thông tin đó và quyết định mua/ bán theo số đông cũng sẽ tác động đến giá cổ phiếu.
Một trong những chỉ số ảnh hưởng đến giá cổ phiếu mà nhà đầu tư cần chú ý đó là môi trường và chính sách. Cụ thể:
Lạm phát: Kinh tế suy giảm thì lạm phát có xu hướng tăng. Để kiềm chế lạm phát thì lãi suất sẽ tăng lên, lợi nhuận của công ty/ doanh nghiệp giảm thì giá cổ phiếu cũng sẽ giảm. Ngược lại, nếu lạm phát giảm đi, giá cổ phiếu sẽ tăng lên.
Lãi suất: Lãi suất tăng thì mức lợi nhuận của công ty/ doanh nghiệp giảm khiến cho giá cổ phiếu của công ty đó giảm. Lãi suất giảm thì chi phí vay vốn của công ty giảm, lợi nhuận tăng từ đó giá cổ phiếu cũng tăng.
Tỷ giá: đây là yếu tố ảnh hưởng nhiều đến hoạt động kinh doanh, doanh thu và lợi nhuận của công ty hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu. Tỷ giá tiền tệ tăng thì lợi nhuận giảm, giá cổ phiếu giảm. Ngược lại tỷ giá giảm, lợi nhuận tăng thì giá cổ phiếu tăng.
Tăng trưởng GDP: Khi thu nhập của người dân tăng, GDP tăng, nhà đầu tư có nhiều vốn và có nhu cầu tích lũy cổ phiếu. Điều này khiến cho giá cổ phiếu tăng lên.
Chính sách tài khóa tiền tệ: Khi nhà nước thực thi chính sách tiền tệ mở rộng thì hoạt động đầu tư sản xuất phát triển, doanh thu của công ty tăng thì cổ phiếu cũng sẽ tăng. Chính sách tài khóa thắt chặt làm giảm lượng tiền cung ứng, kìm hãm kinh tế phát triển, dẫn đến doanh thu giảm, giá cổ phiếu cũng sẽ giảm.
Để định giá cổ phiếu, nhà đầu tư có thể thực hiện nhiều phương pháp khác nhau như thẩm định giá theo tỷ số P/E, tỷ số P/B, chiết khấu dòng cổ tức, chiết khấu dòng tiền thuần, chiết khấu dòng tiền tự do của vốn chủ sở hữu..
Tỷ số P/E ( Price/ Earning) là tỷ số giữa giá cổ phiếu hiện tại trên thị trường và lợi nhuận sau thuế trên mỗi cổ phiếu của doanh nghiệp trong vòng 1 năm. Theo đó, nếu tỷ lệ P/E càng thấp thì lợi nhuận của nhà đầu tư khi mua cổ phiếu càng cao, nhanh thu hồi vốn hơn. Và ngược lại, tỷ lệ P/E càng cao thì lợi nhuận thu về càng thấp.
Tỷ số P/B (Price/ Book value ratio) tức là tỷ số giữa giá thị trường và giá trị sổ sách của cổ phiếu. Phương pháp thẩm định giá này có thể áp dụng với nhiều lĩnh vực kinh doanh khác nhau nhưng chỉ đánh giá được sự biến động theo giá trị hữu hình của doanh nghiệp mà bỏ sót những giá trị tài sản vô hình như uy tín, thương hiệu, thị phần…Tỷ số P/B càng thấp tức là giá trị của cổ phiếu đang thấp. Tỷ số P/B càng cao thì giá của cổ phiếu càng cao.
P/S ( Price/ Sales per Share) là chỉ số thể hiện giá cổ phiếu trên doanh thu của mỗi cổ phần. Chỉ số P/S và giá cổ phiếu sẽ tỷ lệ thuận với nhau tức là P/S càng cao thì giá cổ phiếu càng cao.
Giá trị của cổ phiếu chính là giá trị của doanh nghiệp đối với cá nhân/tổ chức sở hữu cổ phần. Trong trường hợp nhà đầu tư mua cổ phiếu và nắm giữ cổ phần mãi mãi thì giá trị doanh nghiệp đối với chủ sở hữu cổ tức chính bằng giá trị hiện tại của các khoản cổ tức trong tương lai và bằng tổng giá trị các loại cổ phiếu doanh nghiệp đang phát hành.
Tổng thu nhập sau thuế của chủ doanh nghiệp chính là dòng tiền thuần vốn chủ sở hữu (FCFE). Đây chính là dòng tiền sau thuế của doanh nghiệp sau khi đã trừ tất cả các khoản như các khoản vay nợ, lãi suất, chi phí đầu tư, vốn lưu động…
Dòng tiền thuần doanh nghiệp là tổng thu nhập của cả chủ nợ, chủ doanh nghiệp, cổ đông. Nó chính là dòng tiền sau thuế của các hoạt động kinh doanh không tính đến nguồn vốn doanh nghiệp.
Qua những thông tin trên, nhà đầu tư đã nắm được cơ bản các yếu tố ảnh hưởng đến giá cổ phiếu. Từ đó kết hợp với kiến thức và kinh nghiệm được đúc kết khi thực hiện giao dịch chứng khoán, sẽ giúp nhà đầu tư đánh giá được mã cổ phiếu tiềm năng để đưa ra quyết định đầu tư chính xác, đem lại lợi nhuận.
Mitrade tin rằng, những thông tin về định giá cổ phiếu trên đã giúp bạn đọc hiểu rõ về các yếu tố, chỉ báo tác động đến giá cổ phiếu. Bên cạnh đó, tin tức thị trường và thời gian giao dịch cũng là yếu tố quan trọng giúp nhà đầu tư tận dụng những biến động ngắn hạn của thị trường và quyết định giá cổ phiếu hiện tại có thích hợp để mua bán hay không. Do đó, bảng giá cổ phiếu là một trong những công cụ đắc lực để quan sát giá cổ phiếu.
Bảng giá cổ phiếu từ Mitrade được cập nhật theo thời gian thực, hỗ trợ các lệnh giao dịch liên tục, lệnh điều kiện như dừng lỗ, chốt lời, tích hợp các công cụ phân tích kỹ thuật, chỉ báo kỹ thuật,..giúp bạn chớp lấy cơ hội mua bán cổ phiếu trong thị trường biến động liên tục!
Chúc bạn đầu tư thành công!
* Xin lưu ý rằng bất cứ hình thức đầu tư nào đểu liên quan đến rủi ro, bạn có thể nhấp vào PDS của Mitrade để tìm hiểu rõ hơn về rủi ro trong giao dịch. Nội dung của bài viết này chỉ mang tính tham khảo và độc giả không nên sử dụng bài viết này như bất kỳ cơ sở đầu tư nào. Mitrade không tư vấn tài chính và tất cả mọi sản phẩm cung cấp đều trên cơ sở thực thi.
Cảnh báo rủi ro: Giao dịch có thể dẫn đến mất toàn bộ vốn của bạn. Giao dịch phái sinh OTC có thể không phù hợp với tất cả mọi người. Vui lòng xem xét PDS, FSG, Tuyên bố công bố rủi ro và Thỏa thuận khách hàng của chúng tôi trước khi sử dụng các dịch vụ của chúng tôi và đảm bảo rằng bạn hiểu các rủi ro liên quan. Bạn không sở hữu hoặc có bất kỳ quan tâm đến các tài sản cơ bản.