Truy cập vào MitradeGiao dịch với Mitrade WebGiao dịch với ứng dụng MitradeGiao dịch với ứng dụng Mitrade
Quét để tải xuống
Chính sách biên tậpVề Chúng Tôi
Mitrade LogoChuyên sâu

BÀI12: Các Loại Lệnh Trong Giao Dịch Forex Và Cách Đặt Lệnh Hiệu Quả

Tác giả
|Cập nhật 18/04/2023 02:54
2344

Để giao dịch hiệu quả, sinh lời trong thị trường Forex, thì nhà đầu tư trước hết cần phải có kiến thức cơ bản về các lệnh trong Forex.

Đặt lệnh đúng cách, đúng thời điểm sẽ giúp nhà đầu tư có được lợi nhuận.

Để hiểu rõ hơn về cách loại lệnh trong giao dịch Forex, hãy cùng Mitrade tìm hiểu trong bài viết sau. 

1. Lệnh trong giao dịch Forex là gì?

16508516667232

Lệnh là thao tác mà nhà đầu tư/ trader thực hiện khi giao dịch trong thị trường Forex. Mỗi loại lệnh sẽ có chức năng và cách đặt khác nhau. Nhà đầu tư cần phải hiểu rõ ý nghĩa từng loại lệnh và nắm được cách đặt đúng điểm entry đẹp và đúng thời gian thì sẽ có cơ hội thu được lợi nhuận lớn. 

2. Lệnh Buy và Sell trong giao dịch Forex

1650851678954


Lệnh thị trường - Market Order 

Lệnh thị trường là lệnh mua/ bán mà trader thực hiện giao dịch ngay tại mức giá đang hiển thị trên màn hình. Tức là khi đang theo dõi thị trường mà trader cảm thấy đây là mức giá đẹp thì sẽ thực hiện đặt lệnh mua hoặc bán cặp tiền tệ đó theo mức giá trên thị trường tại thời điểm đặt lệnh. 

Ví dụ: Cặp tiền tệ EUR/USD tại thời điểm hiện tại, giá Bid ( giá sàn giao dịch chấp nhận mua từ trader) là 1,32211, và giá Ask ( giá mà sàn giao dịch chấp nhận bán ra cho trader) là 1,32366. Khi đó, nếu trader dùng lệnh thị trường:

  • Lệnh buy khớp với giá Ask = 1,32366.

  • Lệnh sell khớp với giá Bid = 1,32211.

Chốt lại, lệnh thị trường là lệnh thực thi ngay khi trader quyết định vào lệnh. Do đó, nó thích hợp với những trader thường giao dịch lướt sóng, giao dịch ngắn hạn. 


Lệnh chờ - Pending Order

Lệnh chờ là loại lệnh mà trader có thể mua hoặc bán theo mức giá đã tính toán sẵn chứ không theo giá thị trường. Nghĩa là, trader có thể đặt lệnh trước mà không cần ngồi xem và canh biểu đồ giá để đặt lệnh đúng điểm mong muốn. 

Lệnh chờ giới hạn - Limit order

Lệnh giới hạn có 2 loại là Sell limit và Buy limit:

  • Lệnh chờ bán - Sell limit là lệnh mà trader đặt để có thể bán cặp tiền tệ ở mức giá cụ thể nào đó cao hơn giá thị trường hiện tại.

  • Lệnh chờ mua - Buy limit thì ngược lại với Sell limit, là lệnh đặt để mua cặp tiền tệ tại mức giá thấp hơn giá thị trường hiện tại. 

Stop limit/ Buy limit còn được hiểu nghĩa là hình thức giao dịch “mua thấp bán cao”. Loại lệnh này được các trader chuyên nghiệp thường xuyên sử dụng trong giao dịch. 

Ví dụ: Giá bán của cặp tiền tệ EUR/USD đang là 1,2432 và bạn cho rằng, giá sẽ lên mức 1,25 rồi lại giảm. Để kiếm lời, bạn thực hiện lệnh Sell limit tại mốc giá 1,25 thì lệnh sẽ được tự động khớp khi giá chạm mốc 1,25. 

Ngược lại, nếu bạn nghĩa giá của cặp EUR/USD sẽ giảm xuống mức 1,23 rồi đảo chiều tăng thì bạn sẽ đặt lệnh Buy limit tại mốc 1,23 để mua vào với giá 1,23. Lệnh tự động khớp khi giá giảm chạm mốc 1,23.

Lệnh dừng - Stop Entry Order 

Lệnh dừng là lệnh được thực hiện khi mức giá đạt đến mốc trader chỉ định. Nói một cách dễ hiểu, tức là trader sẽ sử dụng lệnh dừng khi chỉ muốn mua sau khi mức giá tăng đến mốc chỉ định hoặc chỉ muốn bán sau khi mức giá giảm tới mức giá chỉ định. 

  • Lệnh Buy Stop - lệnh dừng mua là lệnh dùng để thực hiện mua vào với giá cao hơn giá thị trường hiện tại. Lệnh sẽ tự động được kích hoạt khi giá thị trường bắt đầu chạm tới hoặc đi qua giá mà trader chỉ định. 

  • Lệnh Sell Stop - lệnh dừng bán là lệnh được thực hiện để bán với mức giá thấp hơn giá thị trường hiện tại. Lệnh sẽ được kích hoạt khi giá thị trường bắt đầu chạm hoặc đi qua mức giá mà trader chỉ định. 

Buy Stop/ Sell Stop được hiểu đơn giản chính là hình thức giao dịch “mua thấp bán cao” 

Ví dụ, giá của cặp EUR/USD đang là 1,2323 và có xu hướng tăng lên. Trader dự đoán giá sẽ tiếp tục tăng khi bắt đầu chạm mốc 1,24. Thay vì việc phải ngồi canh và chờ mức giá đến mốc 1,24 để thực hiện lệnh mua thì chỉ cần đặt lệnh Buy stop tại điểm 1.24 và có thể làm việc khác. 


Lệnh bổ sung - Additional Order

Lệnh bổ sung là lệnh được sử dụng để bổ sung với 2 loại lệnh chính ( lệnh chờ và lệnh thị trường). Có 3 loại lệnh bổ sung là:

  • Lệnh chốt lời - Take Profit.

  • Lệnh cắt lỗ - Stop Loss.

  • Lệnh Trailing Stop

Lệnh chốt lời - Take Profit

Lệnh chốt lời là lệnh bổ sung kèm với lệnh giao dịch, được sử dụng khi giá đã chạm tới mốc mà trader quyết định sẽ chốt lời để đảm bảo lợi nhuận. 

  • Nếu giá đang ở vị thế BUY thì lệnh chốt lời chính là lệnh Sell limit.

  • Nếu giá đang ở vị thế SELL thì lệnh chốt lời chính là lệnh Buy limit. 

Ví dụ, khi trader đã thực hiện lệnh BUY cặp EUR/USD tại mức giá 1,2345, và dự đoán giá sẽ tăng đến mốc 1,24 thì đúng đến mốc 1,24 sẽ được kích hoạt tự động lệnh Sell limit để chốt lời với mức giá là 1,24. Khi đó trader sẽ có lợi nhuận là 1,24 - 1,2345 = 55 pips. 

Lệnh cắt lỗ - Stop Loss

Ngược lại với lệnh chốt lời, lệnh cắt lỗ được dùng khi giá thị trường chạm tới mốc mà trader nghĩ rằng mình đang thực hiện lệnh thị trường sai và thực hiện thoát khỏi lệnh để cắt lỗi. 

  • Nếu giá đang ở vị thế BUY thì lệnh chốt lời chính là lệnh Sell stop.

  • Nếu giá đang ở vị thế SELL thì lệnh chốt lời chính là lệnh Buy Stop.

Ví dụ, khi trader đã thực hiện lệnh BUY cặp EUR/USD tại mức giá 1,2345, và đề phòng trường hợp đặt lệnh sai, hạn chế bị lỗ thì trader đặt lệnh cắt lỗ ở mốc 1,23. Nếu giá không tăng như mong muốn mà bắt đầu giảm thì đúng đến mốc 1,23 sẽ được kích hoạt tự động lệnh Sell stop. Khi đó trader sẽ lỗ là 1,2345 - 1,23 = 45 pips. 

Theo kinh nghiệm của những trader chuyên nghiệp thì nên đặt bổ sung lệnh cắt lỗ với tất cả các lệnh định sẵn mức lỗ có thể chấp nhận được so với vốn bỏ ra, bảo toàn số vốn hiện có để tiếp tục tham gia thị trường. 

Lệnh Stop Loss (SL): Hãy luôn sử dụng lệnh Stop Loss trong mọi giao dịch

Lệnh Trailing stop

Lệnh Trailing stop là lệnh cắt lỗ với một giao dịch theo giá dao động. Tức là, trader có thể sử dụng lệnh Trailing stop để cắt lỗ với giá dịch chuyển theo một khoảng cách mà bạn chọn. Loại lệnh này được sử dụng khi trader đã bắt đầu có lãi và muốn bảo toàn vốn cũng như tăng lợi nhuận. 

Thông thường, Trailing stop chỉ phù hợp với những trader chuyên nghiệp đã dày dặn kinh nghiệm và có vốn lớn. Những trader mới không nên sử dụng vì rủi ro khá cao và cũng khó có thẻ dự đoán được khoảng cách điều chỉnh. Người dùng lệnh Trailing stop cần phải luôn luôn mở phần mềm giao dịch hoặc sử dụng máy chủ ảo vì nếu tắt phần mềm thì lệnh cũng tự động hủy. 

Ví dụ, nếu trader quyết định sẽ bán cặp USD/JPY tại mức là 88,80 với điểm Trailing stop là 20 pips. Ban đầu, nếu mức cắt lỗ là 89,00 mà giá giảm xuống 88,60 thì điểm Trailing stop sẽ là 88,80. Nếu tiếp tục giảm xuống 88,40 thì điểm Trailing stop sẽ xuống mốc 88,60. Tức là giao dịch vẫn tiếp tục miễn mức giá không chênh lệch quá 20 pips và chạm mốc cắt lỗ. 

Trailing stop là gì? 6 chiến thuật giao dịch hiệu quả với Trailing stop


3. Cách đặt lệnh Forex

16508521387342

Các bước để đặt lệnh giao dịch Forex trên nền tảng Mitrade

Nền tảng giao dịch Mitrade được thiết kế giúp bạn vừa phân tích kỹ thuật, vừa đặt lệnh Mua - Bán cùng một lúc, bạn sẽ có trải nghiệm giao dịch liền mạch, hiệu suất cao hơn.

Ba bước lệnh giao dịch trên Mitrade như sau

16508521467429

Xem thêm     Đăng ký ngay 


Bước 1: Đăng nhập tài khoản, chọn loại tài sản muốn giao dịch ở cột trái (Tìm Ký Hiệu). Sau khi chọn loại tài sản (giả sử là tiền mã hóa Solana trong ví dụ), khung biểu đồ giá sẽ hiển thị bên phải màn hình.

Bước 2: Chọn Mua/ Bán. Màn hình sẽ hiển thị bảng đặt lệnh. Trên bảng đặt lệnh này, bạn có thể thiết lập khối lượng giao dịch, đòn bẩy, các lệnh quản lý rủi ro như dừng lỗ, chốt lời, dừng giới hạn.

Bước 3: Nhấp Mua/ Bán để thực hiện giao dịch


Các bước để đặt lệnh giao dịch Forex trên nền tảng MT4/MT5

Bước 1: Chọn ô “new order” để bắt đầu đặt lệnh. Màn hình sẽ hiện lên bảng giao dịch. Sau đó, trader thực hiện điền khối lượng giao dịch. Ví dụ, với tài khoản vốn 1000 USD thì chỉ nên đặt giao dịch 0,01 lot để đảm bảo an toàn. 

Bước 2: Chọn một trong hai loại lệnh là “lệnh thực thi theo thị trường” hoặc “lệnh chờ”. 

Bước 3: Khi muốn chốt lệnh thì chỉ cần click chuột phải và lệnh đang mở và chọn “Close”.


Kết luận

Trên đây là kiến thức cơ bản về các loại lệnh trong giao dịch Forex mà nhà đầu tư cần phải nắm được trước khi tham gia thị trường. Hy vọng qua những kiến thức này sẽ giúp trader hiểu rõ hơn về giao dịch ngoại hối và đầu tư hiệu quả, thu được lợi nhuận từ thị trường sôi động này.



Mitrade - Sàn giao dịch đa tài sản Bắt đầu với số tiền nạp thấp | 0 hoa hồng | Giao dịch ngoại hối | hàng hóa | chỉ số | cổ phiếu | crypto Đăng ký ngay illustration

*  Xin lưu ý rằng bất cứ hình thức đầu tư nào đểu liên quan đến rủi ro, bạn có thể nhấp vào PDS của Mitrade để tìm hiểu rõ hơn về rủi ro trong giao dịch. Nội dung của bài viết này chỉ mang tính tham khảo và độc giả không nên sử dụng bài viết này như bất kỳ cơ sở đầu tư nào. Mitrade không tư vấn tài chính và tất cả mọi sản phẩm cung cấp đều trên cơ sở thực thi. 

Mitrade
Mitrade là công ty công nghệ tài chính được quản lý bởi tổ chức uy tín, chuyên cung cấp giao dịch Hợp đồng chênh lệch(CFDs). Mang đến trải nghiệm dễ dàng và thuận tiện cho các nhà đầu tư.
Mitrade Logo
Chuyên sâu
Cung cấp nội dung thông tin đầy đủ với chất lượng cao cho các nhà đầu tư toàn cầu

Cảnh báo rủi ro: Giao dịch có thể dẫn đến mất toàn bộ vốn của bạn. Giao dịch phái sinh OTC có thể không phù hợp với tất cả mọi người. Vui lòng xem xét PDS, FSG, Tuyên bố công bố rủi ro và Thỏa thuận khách hàng của chúng tôi trước khi sử dụng các dịch vụ của chúng tôi và đảm bảo rằng bạn hiểu các rủi ro liên quan. Bạn không sở hữu hoặc có bất kỳ quan tâm đến các tài sản cơ bản.

Mở rộng