Tìm hiểu chuyên sâu về Lệnh Stop Loss là gì, điều gì sẽ xảy ra khi sử dụng lệnh Stop Loss và những cách để đặt lệnh Stop Loss hiệu quả cao.
Các nhà giao dịch mới rất dễ bị cháy tài khoản sau thời gian ngắn bởi nhiều lý do. Trong đó, có một lý do rất thường gặp là không sử dụng lệnh Stop Loss, hoặc sử dụng lệnh Stop Loss sai cách.
Về nguyên tắc, lệnh Stop Loss (SL) giúp bảo vệ tài khoản của bạn không bị thua lỗ quá nhiều khi thị trường biến động đột ngột, và thường được thiết lập cách điểm giao dịch một khoảng Pip cụ thể.
Tuy nhiên, rất nhiều trader đã bỏ qua việc sử dụng lệnh Stop Loss, bên cạnh đó cũng có nhiều trader có sử dụng lệnh Stop Loss nhưng không đúng tỷ lệ, dẫn đến hệ quả là: tuy có nhiều giao dịch thắng nhưng lợi nhuận ròng (net profit) trên tài khoản lại thua lỗ.
Lệnh Stop Loss là công cụ được sàn môi giới cung cấp cho nhà giao dịch để giới hạn các khoản thua lỗ khi thị trường biến động, di chuyển ngược hướng với lệnh giao dịch của bạn. Lệnh Stop Loss được thiết lập trên từng giao dịch, cách vị trí vào lệnh một khoảng pip cụ thể.
Lý do tại sao lệnh Stop Loss tuy căn bản nhưng rất quan trọng là vì: chúng ta không thể nào dự đoán chính xác được tương lai 100%.
Cho dù chiến lược giao dịch của bạn có hiệu quả rất cao, các công cụ chỉ báo kỹ thuật có cùng gợi ý về một hướng giao dịch cụ thể - thì mức giá ở mỗi giao dịch trên thị trường vẫn có thể đột ngột đảo chiều, và mỗi giao dịch đều mang cả tiềm năng lợi nhuận lẫn rủi ro.
Khi mức giá của tài sản giao dịch chạm đến mức giá bạn thiết lập ở lệnh Stop Loss, lúc này, lệnh Stop Loss sẽ được kích hoạt, trở thành lệnh thị trường giúp bạn giao dịch tự động.
Ví dụ, bạn đặt lệnh mua vào 10 cổ phiếu Tesla (TSLA) ở mức giá $300 mỗi cổ phiếu. Sau một thời gian, cổ phiếu tăng lên $350 mỗi cổ phiếu. Bạn muốn tiếp tục giữ cổ phiếu để kiếm thêm lợi nhuận, tuy nhiên bạn không muốn mất khoản lợi nhuận có thể kiếm được trong giao dịch này. Sau khi phân tích kỹ thuật và phân tích cơ bản cổ phiếu TSLA, bạn quyết định sẽ bán cổ phiếu TSLA nếu mức giá rớt xuống $325 mỗi cổ phiếu. Vào lúc này, thay vì bạn phải theo dõi diễn biến giá TSLA liên tục để chắc chắn là có thể bán ra TSLA ở mức giá mong muốn ($325), bạn chỉ cần đặt lệnh Stop Loss để bán 10 cổ phiếu TSLA tại mức giá này. |
>>>Giao dịch cổ phiếu trên Mitrade! Tham gia ngay
Vấn đề tranh luận được đặt ra là, Stop Loss có thật sự hiệu quả hay không, nếu hiệu quả cao thì tại sao vẫn có những nhà giao dịch chuyên nghiệp, kinh nghiệm lâu năm không sử dụng Stop Loss?
Thậm chí, một số trader còn tranh luận rằng, “Warren Buffett thậm chí còn không dùng lệnh Stop Loss khi giao dịch cổ phiếu”. Thế thì tại sao chúng ta lại phải quan tâm đến lệnh Thoát Lỗ này?
Trên thực tế, rất nhiều trader cần phải dùng lệnh Stop Loss để bảo vệ tài khoản tránh các rủi ro.
Và cũng có các trader theo trường phái không dùng Stop Loss. Tuy nhiên nguyên nhân nằm ở chỗ:
● Đa số họ đều có giao dịch phòng hộ (hedging) - Một kiểu chiến lược giao dịch giúp quản lý rủi ro.
● Họ không dùng đòn bẩy - Nhiều người không dùng đòn bẩy quá lớn, do đó đối với họ việc dùng Stop loss có thể không cần thiết.
● Phần đông có tâm lý khá liều lĩnh, tự tin vào ý kiến bản thân nên không muốn dùng lệnh Stop Loss
● Họ đầu tư dài hạn - Việc đặt Stop Loss không phù hợp với chiến lược của họ.
Về Warren Buffett, ông ấy không giao dịch với lệnh Stop Loss nguyên nhân nằm ở chỗ: ông ấy đầu tư cổ phiếu theo chiến lược dài hạn (lên hàng chục năm).
Trong khi đó, phần lớn chúng ta đều giao dịch ngắn hạn, có sử dụng đòn bẩy nên việc sử dụng Stop Loss thật sự rất cần thiết, vừa đảm bảo không bị thua lỗ quá nặng, vừa tránh được phải đưa ra các quyết định mang tính cảm tính.
Trước khi trả lời câu hỏi nên đặt Stop Loss như thế nào thì hiệu quả, ta hãy xem qua một vài dữ liệu có liên quan.
● Thứ nhất, nghiên cứu thống kê về các giao dịch ngoại hối ở các cặp tỷ giá chính cho thấy: Nhà giao dịch có tỉ lệ thời gian THẮNG nhiều hơn tỉ lệ thời gian thua.
Tuy nhiên, phần đông trong số họ vẫn thua tiền, nguyên nhân do cách quản lý giao dịch không hiệu quả. Đa số đặt tỷ lệ rủi ro: lợi nhuận quá lớn.
● Nhà giao dịch thua nhiều tiền hơn trong mỗi giao dịch (màu đỏ) so với số tiền kiếm được khi thắng ở mỗi giao dịch (màu xanh).
Từ hai dữ liệu này, bạn có thể áp dụng một mẹo rất đơn giản để bạn có thể giao dịch có lời, đó là:
Đặt Lệnh chốt lời ít nhất phải bằng (hoặc hơn) Lệnh Stop Loss. Nghĩa là, nếu bạn mở một giao dịch và đặt lệnh Stop Loss 50 pip, bạn nên đặt Lệnh chốt lời ít nhất cũng phải 50 pip.
Ở đây, bạn đang sử dụng tỷ lệ thua lỗ/ lợi nhuận (risk/reward ratio) là 1:1.
Bằng cách này, nếu bạn có thể thắng 51% số giao dịch của mình, thì ít nhất bạn có thể tạo được lợi nhuận ròng trên tổng số giao dịch - đây là một trong những mục tiêu của rất nhiều nhà giao dịch ngắn hạn.
Trên thực tế, hầu hết các nhà giao dịch áp dụng tỷ lệ thua lỗ/ lợi nhuận tối đa lên đến 1:3, hiếm khi vượt quá tỉ lệ này.
Đọc đến đây, chắc hẳn bạn đã hiểu được rằng, dùng lệnh Stop Loss là rất cần thiết trong giao dịch Forex. Việc đặt Stop Loss có liên quan đến
● Đặt lệnh Chốt Lời
● Tỉ lệ thua lỗ/ Lợi nhuận mong muốn của bạn
Tuy nhiên vẫn còn một vấn đề nữa ở đây, có thể bạn đã từng áp dụng lệnh Stop Loss nhưng không thật sự hiệu quả. Có thể bạn suy nghĩ..
“Mình cũng đã dùng lệnh Stop Loss, nhưng thị trường luôn kích hoạt lệnh stop loss trước khi bắt đầu xu hướng mới.”
Vấn đề có thể bởi vì:
- Bạn chưa xác định đúng xu hướng thị trường (tăng hay giảm)
- Bạn sử dụng sai kỹ thuật
- Bạn thiết lập lệnh Stop Loss quá gần
Để giải quyết vấn đề này, bạn có thể sử dụng một số chiến lược có áp dụng chỉ báo kỹ thuật.
Có nhiều loại chỉ báo kỹ thuật có thể áp dụng để đặt Stop Loss, ở đây mình chỉ giới thiệu 2 công cụ phổ biến, dễ sử dụng nhất:
● Đường MA (Moving Average)
● Phạm vi dao động trung bình (Average True Range)
Ví dụ, để đặt điểm Stop Loss bằng đường MA, bạn có thể làm theo các bước sau:
- Xác định xu hướng thị trường (đang uptrend hay downtrend)
- Bật chỉ báo MA phù hợp (ví dụ: bạn muốn giao dịch thị trường ngắn hạn thì có thể dùng MA 20, nếu giao dịch thị trường trung - dài hạn thì dùng MA 50)
- Đặt dừng lỗ khi mức giá chạm MA
Để đặt Stop Loss dựa vào chỉ báo ATR, bạn có thể làm theo 3 bước sau
- Bật chỉ báo ATR trên biểu đồ giá, xác định bạn nên nhân tỉ lệ ATR với hệ số bao nhiêu (1,2,3,... tùy thuộc xu hướng ngắn hạn hay dài hạn).
- Nếu bạn đặt lệnh mua vào (Long), lúc này bạn lấy điểm đảo chiều tăng gần nhất (swing high) trừ cho tích số của ATR với tỷ lệ đã chọn.
- Nếu bạn đặt lệnh bán khống (short), bạn làm ngược lại bằng cách cộng tích số của ATR với tỷ lệ đã chọn với điểm đảo chiều giảm gần nhất (swing low).
Để tóm tắt lại những gì bạn đã biết về Stop Loss, chúng ta hãy cùng xem xét cách đặt Stop Loss đơn giản, hiệu quả trên nền tảng giao dịch của Mitrade nhé.
Trên biểu đồ giao dịch cặp USD/SGD, mình chọn khung thời gian 30 min, bật đường trung bình giá MA 20, quan sát thấy mức giá đang cao hơn so với MA, do đó mức giá có thể đảo chiều trong ngắn hạn. Mình đặt lệnh Bán (Bán khống)
Ở thanh công cụ, nhấp vào Mục “Các chỉ báo” và bạn tìm ATR, chọn chỉ báo. Lúc này biểu đồ ATR sẽ được bật lên. Hiện tại, chỉ báo ATR thể hiện mức 0.0006, tương đương 6 pip.
Mình chọn tỷ lệ thua lỗ: lợi nhuận là 1:2.
Tiếp theo, bạn tìm điểm swing low gần nhất trên biểu đồ giá. Từ điểm này, bạn xác định được điểm đặt Stop Loss cách điểm này 12 pip (ATR: 6 pip x 2 = 12 pip) và điểm đặt lệnh chốt lời cách điểm này 24 pip.
Lưu ý: Ví dụ này nhằm mục đích minh họa, vì các dữ liệu liên tục thay đổi theo thời gian thực.
Nếu bạn muốn giao dịch Forex một cách hiệu quả và thành công, bạn cần phải áp dụng phương pháp quản lý rủi ro, và lệnh Stop Loss là một trong những công cụ rất phổ biến cho công việc này. Ngoài lệnh Stop Loss, Mitrade còn cung cấp thêm các công cụ quản lý giao dịch như:
Lệnh cắt lỗ dưới (Trailing Stop): giúp bạn có thể giới hạn mức thua lỗ tối đa trong một ngày, đồng thời sẽ di chuyển theo hướng có lợi cho giao dịch của bạn.
Lệnh bán giới hạn (Limit order): giúp bạn quản lý mức giá bạn muốn khớp lệnh
Bạn có thể dễ dàng luyện tập cách đặt giao dịch, thiết lập lệnh Stop Loss, Trailing Stop… với tài khoản Demo (miễn phí) với50,000 USD tiền ảo của Mitrade.
Với tài khoản Demo này, bạn sẽ được:
→ Giao dịch trên thị trường mô phỏng tương tự thị trường thực
→ Có 50,000 USD tiền ảo, không mất phí
→ Sử dụng hầu như mọi tính năng tương tự tài khoản thật
* Xin lưu ý rằng bất cứ hình thức đầu tư nào đểu liên quan đến rủi ro, bạn có thể nhấp vào PDS của Mitrade để tìm hiểu rõ hơn về rủi ro trong giao dịch. Nội dung của bài viết này chỉ mang tính tham khảo và độc giả không nên sử dụng bài viết này như bất kỳ cơ sở đầu tư nào. Mitrade không tư vấn tài chính và tất cả mọi sản phẩm cung cấp đều trên cơ sở thực thi.
Cảnh báo rủi ro: Giao dịch có thể dẫn đến mất toàn bộ vốn của bạn. Giao dịch phái sinh OTC có thể không phù hợp với tất cả mọi người. Vui lòng xem xét PDS, FSG, Tuyên bố công bố rủi ro và Thỏa thuận khách hàng của chúng tôi trước khi sử dụng các dịch vụ của chúng tôi và đảm bảo rằng bạn hiểu các rủi ro liên quan. Bạn không sở hữu hoặc có bất kỳ quan tâm đến các tài sản cơ bản.