Hedging là việc sử dụng các sản phẩm phái sinh để phòng ngừa rủi ro cho danh mục khỏi những yếu tố bất ngờ của kinh tế vĩ mô. Các sản phẩm phái sinh được sử dụng cho chiến lược hedging thường bao gồm hợp đồng tương lai, quyền chọn hay CFD. Tìm hiểu và nắm vững các chiến lược hedging sẽ giúp bạn giao dịch hiệu quả và đạt được hiệu suất sinh lời tốt hơn.
Hedging là một thuật ngữ trong tài chính ám chỉ việc nhà đầu tư sử dụng các công cụ phái sinh để bảo vệ cho danh mục đầu tư khỏi những bất định của thị trường trong tương lai.
Ví dụ, từ đầu năm 2022 Nga đã có những động tại đe doạ Ukraine cho thấy rủi ro tiềm ẩn của chiến tranh nổ ra. Nếu rủi ro này xảy ra thị trường cổ phiếu có thể sẽ biến động mạnh. Nếu danh mục bạn đang Long cổ phiếu thì để hedge cho danh mục bạn sẽ Short cổ phiếu. Nếu rủi ro thực sự xảy ra, khoản lời từ vị thế Short sẽ giúp bù đắp cho vị thế Long. Và ngược lại, nếu chiến tranh không xảy ra vị thế Long còn đó sẽ bù đắp cho vị thế Short.
Ví dụ trên cho thấy rõ bản chất của hedging là việc giao dịch những tài sản, mở những vị thế có mối tương quan ngược lại với những tài sản/ vị thế mà bạn đang nắm giữ. Nếu bạn đang cầm tài sản rủi ro thì có thể mua tài sản phòng vệ như vàng, hàng hoá, ngoại hối để hedge cho danh mục. Hoặc nếu bạn đang mở vị thế Long thì có thể mở thêm vị thế Short để hedge.
Bằng cách nắm giữ nhiều loại tài sản có mối tương quan ngược chiều nhau sẽ giúp bạn lấy lợi nhuận của tài sản này bù đắp cho sự mất mát của tài sản kia.
Nghe thì có vẻ đơn giản tuy nhiên điều khó khi thực hiện chiến lược hedging là việc xác định các loại tài sản có mối tương quan ngược chiều với nhau. Nếu không biết cách kết hợp các công cụ hedging mà cứ nhắm mắt đặt bừa các lệnh Long - Short thì có thể cả hai lệnh đều hit Stop loss thay vì giúp bù đắp lãi - lỗ cho nhau. Vì vậy, không phải lúc nào cũng đem lại hiệu quả như bạn mong đợi.
Có rất nhiều loại các công cụ có thể được sử đụng để hedge. Mỗi loại công cụ này lại có những đặc điểm phù hợp với các loại rủi ro và quy mô của nhà đầu tư khác nhau. Các công cụ để hedge gồm có:
Công cụ tài chính phái sinh: Hợp đồng tương lai, quyền chọn, CFD.
Đa dạng hoá tài sản: Đa dạng hoá danh mục với các tài sản an toàn như vàng, cổ phiếu phòng thủ, trái phiếu chính phủ, bất động sản…
Mở đồng thời vị thế Long - Short: Mở cả hai vị thế Long và Short cho cùng 1 loại tài sản.
Công cụ phái sinh là sản phẩm mà các nhà giao dịch hay lựa chọn bởi vì nhà giao dịch không cần thực sự phải nắm giữ tài sản.
Chẳng hạn, một nhà đầu tư dài hạn vào cổ phiếu của AAPL, nhưng kế hoạch tăng lãi suất của FED có thể gây ra lạm phát và khiến giá cổ phiếu APPL giảm trong ngắn hạn. Vì vậy nhà đầu tư cần phải có chiến lược phòng thủ bằng cách đa dạng hoá vào các tài sản trú ẩn an toản như vàng. Nhưng nhiều nhà đầu tư không thực sự muốn mua vàng vật lý và tích trữ thì lúc này họ có thể mua các hợp đồng tương lai vàng, hay CFD vàng để hedge mà không cần phải lưu trữ vàng vật lý.
CFD là công cụ hedging phổ biến nhất đối với nhà đầu tư cá nhân bởi đặc tính quy mô vốn nhỏ và dễ dàng tìm mua ở nhiều sàn giao dịch chứng khoán.
Bắt đầu hedging cho danh mục với tài khoản giao dịch CFD trên Mitrade!
Xem thêm Đăng ký ngay Windows/ App IOS/ Android
Bạn là một nhà đầu tư dài hạn trên thị trường cổ phiếu. Tuy nhiên, khi các rủi ro về chính trị (chiến tranh, cấm vận thương mại) hay rủi ro về thay đổi chính sách (lãi suất, tăng thuế…) sẽ khiến cho giá cổ phiếu trong ngắn hạn bị sụt giảm. Thông qua CFD bạn có thể short cổ phiếu, hoặc long các loại tài sản trú ẩn an toàn.
1. Long - Short CFD cổ phiếu/ chỉ số chứng khoán
Bạn đang đầu tư và nắm giữ cổ phiếu Tesla. Bạn nhận thấy tỷ lệ lạm phát tại Mỹ đang bắt đầu tăng từ tháng 10/2021 và dự kiến nó sẽ tiếp tục tăng và điều này có thể khiến cho thị trường chứng khoán giảm điểm trong ngắn hạn. Bạn không chắc cổ phiếu Tesla có bị ảnh hưởng hay không nhưng bạn chắc chắn rằng toàn bộ thị trường chứng khoán sẽ giảm điểm nếu lạm phát tăng cao. Vì vậy, bạn có thể Short CFD chỉ số NASDAQ để phòng vệ cho khoản đầu tư và Tesla của mình.
Giả sử bạn bắt đầu phòng thủ cho danh mục của mình vào đầu tháng 10/2021 khi chỉ số lạm phát của Mỹ bắt đầu tăng. Danh mục phòng thủ của bạn sẽ như sau:
Long - $1,000 TSLA (không sử dụng đòn bẩy)
Short - $10 NASDAQ (đòn bẩy: 1:200)
Có thể thấy từ tháng 10/2021 tới nay, quả thực giá cổ phiếu Tesla đã giảm -15.68% và chỉ số NASDAQ đã giảm -19.04%. Như vậy, giá trị danh mục của bạn hiện tại sẽ là:
Như vậy có thể thấy, nhờ việc Short CFD chỉ số NASDAQ, bạn đã bù đắp được cho mức lỗ từ Long TSLA và cuối cùng vẫn duy trì được mức lợi nhuận dương là $224.
2. Long CFD vàng/ hàng hoá
Trong bối cảnh lạm phát, ngoài cách short cổ phiếu, bạn còn có thể hedge bằng cách đầu tư các tài sản trú ẩn an toàn như vàng, dầu khí, USD. Giả sử bạn lựa chọn Long CFD vàng để hedge vào thời điểm tháng 10/2021 cũng với số vốn ban đầu là $10 và mức đòn bẩy 1:100. Có thể thấy giá vàng tính tới nay đã tăng 7.36%. Như vậy, giá trị danh mục hedging của bạn sẽ là:
Có thể thấy, Long CFD vàng đem lại sức sinh lời dương, tuy nhiên do quy mô phân bổ tài sản ít hơn nên chưa đủ đề bù đắp cho khoản lỗ của Long TSLA. Nhưng cũng nhờ có Long CFD Vàng mà khoàn lỗ của toàn bộ danh mục giảm xuống chỉ còn -$83.2.
Hợp đồng tương lai là công cụ hedging ra đời trước CFD. Tuy nhiên, hợp đồng tương lai yêu cầu quy mô vốn lớn và thường chỉ được sử dụng bởi các nhà đầu tư tổ chức chuyên nghiệp.
Tính linh hoạt của CFD: CFD có thể thưc hiện cả vị thế Long và Short cho mọi loại tài sản từ cổ phiếu, ngoại hối, chỉ số, tiền điện tử và hàng hoá.
Yêu cầu vốn đầu tư ban đầu thấp: CFD là sản phẩm đòn bẩy lên tới 1:200 nên chỉ từ $10 là bạn đã có thể mua hơn 1 oz vàng với tổng trị giá $2,000.
Giao dịch mọi loại tài sản mọi lúc mọi nơi: Bạn có thể mua mọi loại tài sản tại mọi quốc gia với CFD thông qua một nhà môi giới duy nhất.
1. Bán khống công cụ phái sinh CFD/ hợp đồng tương lai/ quyền chọn
Bạn không chắc rủi ro có thể xảy ra và nếu bán cổ phiếu thì có thể tiếc và phải mua lại giá cao hơn thì cách đơn giản nhất để hedge cho danh mục là bán khống công cụ phái sinh chỉ số hoặc cổ phiếu có khả năng giảm giá mạnh nhất khi rủi ro xảy ra.
Như ví dụ ở trên về các cách hedge với CFD cũng cho thấy việc short CFD cổ phiếu/ chỉ số NASDAQ đã giúp bù đắp cho khoản lỗ Long cổ phiếu TSLA mang lại khi rủi ro về lạm phát gia tăng xảy ra.
2. Hedging với các cặp ngoại hối
Đô la Mỹ (USD), franc Thụy Sĩ (CHF) và yên Nhật (JPY) được coi là những đồng tiền an toàn mỗi khi có rủi ro về khủng hoảng tài chính hay lạm phát. Ví dụ, từ đầu năm 2022 với những bất ổn chính trị giữa Nga và Ukraine đồng USD đã tăng giá mạnh vì nó được coi là đồng tiền trú ẩn an toàn. Có thể thấy mối tương quan giữa cổ phiếu và chỉ số sức mạnh USD là ngược chiều nhau. Như vậy, một chiến lược hedge cho danh mục cổ phiếu trước những tiềm ẩn rủi ro về chính trị là Long các cặp ngoại hối có liên quan tới USD.
3. Xây dựng danh mục đầu tư phòng thủ
Theo lý thuyết đầu tư, có một dạnh mục đầu tư đa dạng các loại tài sản khác nhau có mối tương quan ngược chiều nhau sẽ giúp bạn giảm thiểu rủi ro cho danh mục. Ví dụ, cổ phiếu và vàng thường có mối tương quan ngược chiều nhau. Bằng cách nắm giữ các tài sản không liên quan cũng như cổ phiếu trong danh mục đầu tư, sự biến động tổng thể sẽ giảm. Các tài sản thay thế thường mất ít giá trị hơn trong thị trường giá xuống, do đó, một danh mục đầu tư đa dạng sẽ chịu mức lỗ trung bình thấp hơn.
Chẳng hạn nếu bạn đầu tư vào S&P 500 thì ngoại hối và trái phiếu là hai loại tài sản có tương quan thấp S&P 500. Đầu tư thêm vào hai loại tài sản này sẽ giúp bạn giảm rủi ro chung của danh mục đầu tư.
4. Nắm giữ tiền mặt
Tiền mặt là vua. Khi rủi ro xảy ra, mọi loại tài sản tài chính đều trở nên biến động. Nắm giữ tiền mặt là một cách để giảm thiểu rủi ro biến động và giảm giá. Danh mục đầu tư càng ít được phân bổ cho các tài sản rủi ro như cổ phiếu, thì danh mục đầu tư có thể bị mất càng ít trong sự sụp đổ của thị trường chứng khoán.
5. Mua quỹ giao dịch trao đổi ngược (Inverse ETF)
Các sản phẩm có lợi nhuận ngược là một chiến lược hedging khá mới. Ngày nay, nhiều quỹ đã cho ra mắt các ETF được thiết kế để có sức sinh lời ngược lại với một chỉ số nào đó. Các quỹ này hoạt động bằng cách sử dụng bán khống, giao dịch các công cụ phái sinh như hợp đồng tương lai và các kỹ thuật đầu tư đòn bẩy khác. Như vậy, nếu rủi ro xảy ra, thị trường chứng khoán giảm thì các Inverse ETF sẽ tăng giá. Chiến lược này cũng khá giống với việc bạn chủ động bán khống công cụ phái sinh.
Ưu điểm của Inverse ETF là chúng có thể được giao dịch ngay trên tài khoản giao dịch chứng khoán cơ sở. Tuy nhiên, trước khi sử dụng, chúng nên được kiểm tra cẩn thận để đảm bảo chúng theo dõi chặt chẽ các bảo mật cơ bản.
6. Mua chỉ số biến động
Một biểu đồ chắc chắn sẽ tăng khi rủi ro xảy ra đó chính là chỉ số biến động của chứng khoán (VIX). Bạn có thể mua hợp đồng tương lai dựa trên chỉ số VIX, hoặc các quỹ ETF và quyền chọn dựa trên các hợp đồng tương lai này. Bởi vì sự biến động thường tăng trong thời gian thị trường điều chỉnh, các công cụ này tăng giá trị khi một vị thế mua trên thị trường chứng khoán mất giá. Mua ETFs biến động khi VIX ở mức thấp trong lịch sử là một phương pháp phòng ngừa rủi ro hiệu quả.
Các rủi ro về chính trị, chính sách là điều bạn không thể kiểm soát được vì vậy, đầu tư hiệu quả nhất là khi bạn biết cách hedge cho danh mục đầu tư của mình. Hedging có thể làm giảm lợi nhuận của bạn trong điều kiện thị trường ổn định nhưng nó lại giúp bảo vệ danh mục đầu tư khỏi bị thua lỗ tiềm ẩn.
Tuy nhiên, các chiến lược hedge không phải lúc nào cũng thành công. Nếu rủi ro không xảy ra bạn sẽ phải chịu thua lỗ cho vị thế hedge đó. Vì vậy, để việc hedge thực sự hiệu quả, bạn cần phải luyện tập sử dụng và thử nhiều chiến lược hedging khác nhau.
Đăng ký tài khoản ảo của Mitrade và bắt đầu luyện tập các chiến lược hedging với CFD!
Xem thêm Đăng ký ngay Windows/ App IOS/ Android
* Xin lưu ý rằng bất cứ hình thức đầu tư nào đểu liên quan đến rủi ro, bạn có thể nhấp vào PDS của Mitrade để tìm hiểu rõ hơn về rủi ro trong giao dịch. Nội dung của bài viết này chỉ mang tính tham khảo và độc giả không nên sử dụng bài viết này như bất kỳ cơ sở đầu tư nào. Mitrade không tư vấn tài chính và tất cả mọi sản phẩm cung cấp đều trên cơ sở thực thi.
Cảnh báo rủi ro: Giao dịch có thể dẫn đến mất toàn bộ vốn của bạn. Giao dịch phái sinh OTC có thể không phù hợp với tất cả mọi người. Vui lòng xem xét PDS, FSG, Tuyên bố công bố rủi ro và Thỏa thuận khách hàng của chúng tôi trước khi sử dụng các dịch vụ của chúng tôi và đảm bảo rằng bạn hiểu các rủi ro liên quan. Bạn không sở hữu hoặc có bất kỳ quan tâm đến các tài sản cơ bản.