Đô la Mỹ được biết đến là đồng tiền được sử dụng phổ biến nhất trong thương mại trên toàn thế giới và cũng là đồng ngoại tệ mạnh được sử dụng như một tài sản tích trữ giá trị. Thị trường ngoại hối nói chung và đồng đô la Mỹ nói riêng đã có nhiều biến động mạnh kể từ đầu năm 2020 do những ảnh hưởng từ sự bùng phát của Coronavirus. Điều này đã tạo ra các cơ hội giao dịch dựa trên những biến động lớn của biến động giá, khi những nhà đầu cơ có thể tạo ra mức sinh lời 30% - 50% chỉ trong 1 - 2 tuần.
Vậy những yếu tố kinh tế nào có tác động mạnh mẽ đến sự biến động của tỷ giá USD và những cơn sóng mạnh còn tiếp diễn trong nửa cuối năm 2020?
Bạn có thể dùng công cụ của Mitrade để xem các khuyến nghị đầu tư của sản phẩm nào đó. Mitrade cung cấp các thông tin chính xác về ngưỡng nên mua/ bán, chỉ số cảm tính thị trường, các sự kiện trong Lịch Kinh tế, …
Trước tình hình diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19 trên thế giới nói chung và Mỹ nói riêng, ngày 9/4, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) đã thông báo chương trình hỗ trợ tài chính tiếp theo nhằm cung cấp 2.300 tỷ hỗ trợ nền kinh tế Mỹ chống chọi với đại dịch Covid-19, bao gồm: hỗ trợ tín dụng cho các doanh nghiệp nhất định với kỳ hạn vay dài đến 4 năm, đồng thời tăng mua trái phiếu được phát hành bởi chính quyền các bang đông dân hoặc chịu ảnh hưởng nghiêm trọng. Động thái của FED đã khiến chỉ số Dollar-Index (DXY) giảm từ 100,6 điểm xuống 99,5 điểm, hầu hết các đồng tiền hồi phục so với USD trong tuần qua.
Tỷ giá đô la Mỹ những thời gian qua chịu áp lực từ các chính sách giảm lãi của FED, từ dịch bệnh, từ cuộc chiến dầu khí. Hiện USD có nhiều biến động song song với giá vàng, nhưng chủ yếu tập trung theo chiều giảm. Sự lên xuống của đồng đô la cũng khiến nhiều nhà đầu tư đứng ngồi không yên. Đầu tư mua USD dự trữ cũng là một cách thức đầu tư mạnh dạn nhất hiện nay. Tỷ giá đô USD tuần đầu tiên của tháng tư có dấu hiệu quay đầu tăng trở lại, tuy nhiên dù tăng hay giảm thì tỷ lệ giảm cũng thấp hơn nhiều lần so với giá vàng, biến động nhưng không quá lớn.
Đầu tháng 6/2020, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) công bố tỷ giá trung tâm ở mức 23.256 VND/USD, giảm 5 đồng so với mức niêm yết cuối tuần trước. Với biên độ 3% được quy định, hiện tỷ giá USD các ngân hàng thương mại (NHTM) được phép giao dịch trong khoảng 22.558 - 23.954 VND/USD.
Diễn biến tỷ giá USD/VND trong vòng 5 năm trở lại đây
Trên các biểu đồ dài hạn, USD đang ở một vị trí dao động. Không có bằng chứng nào cho thấy người mua có khả năng thúc đẩy giá USD lên cao hơn. Theo các chuyên gia, tỷ giá USD tuần này có thể sẽ giảm khi triển vọng phục hồi kinh tế tại các thị trường lên cao, trong khi các biện pháp kích thích và chính sách lãi suất thấp vẫn tiếp tục được áp dụng trên toàn cầu.
Biến động giá của những cặp tỷ giá USD trong 3 năm gần đây
Thị trường tài chính trong cuộc khủng hoảng dịch bệnh Covid đã chứng kiến sự dịch chuyển dòng tiền mạnh mẽ từ những tài sản tài chính có tính rủi ro cao như chứng khoán, phái sinh sang các công cụ an toàn hơn đó là tiền mặt. Cụ thể các nhà đầu tư dịch chuyển sang nắm giữ USD, nhu cầu nắm giữ USD đã gia tăng mạnh mẽ và khiến cho chỉ số sức mạnh của đồng USD tăng điểm bất chấp những chính sách tiền tệ nhằm kiểm soát giá trị đồng USD của FED. Theo các chuyên gia kinh tế Mỹ, họ nhận định đồng USD vẫn sẽ duy trì giá trị cao trong khủng hoảng Covid dựa vào những yếu tố sau:
● Sự mất cân bằng cung cầu đối với đồng đô la Mỹ. Mặc dù chính phủ Hoa Kỳ và FED đã đưa ra các chính sách làm suy yếu giá trị đồng đô la như việc tăng chi tiêu chính phủ, in thêm tiền của FED, nhưng nhu cầu USD vẫn tiếp tục tăng mạnh hơn. Chỉ số sức mạnh đồng đô la Mỹ DXY cho thấy tiền đô Mỹ đã tăng vài điểm phần trăm trong giai đoạn dịch bệnh bùng nổ vào tháng 3 - 4.
● Một lý do khác khiến cho đồng USD gia tăng trong khủng hoảng Covid là nhu cầu cấp bách về tiền của các doanh nghiệp. Nhu cầu đối với USD đặc biệt cao ở các thị trường mới nổi vốn đang gánh những khoản nợ phải thanh toán bằng USD.
● Ngoài ra, USD cũng là đồng tiền được giao dịch nhiều nhất trên thị trường ngoại hối thế giới.
● Việc giá dầu giảm gần đây cũng đã giúp USD tăng giá so với nội tệ của những nước có nền kinh tế phụ thuộc dầu mỏ như Nga, Canada và Na Uy.
● Bên cạnh đó, đồng USD còn tăng giá nhờ sức khỏe nền kinh tế. Dù vậy, đồng tiền mạnh cũng khiến hàng xuất khẩu của Mỹ trở nên đắt hơn so với các đối thủ.
Chỉ số sức mạnh đồng USD (Nguồn: Marketwatch)
Bắt đầu từ tháng 6, sức mạnh của đồng USD đã bắt đầu suy giảm, chỉ số DXY đã giảm dần từ ngưỡng 100 điểm xuống còn 97.15 vào ngày 03/07. Giới chuyên gia dự báo, những tác động của COVID đã ảnh hưởng rõ ràng tới kết quả hoạt động kinh doanh sản xuất của Mỹ và số ca nhiễm bệnh mới ở Mỹ vẫn chưa có dấu hiệu giảm mạnh. Chỉ số PMI của ngành dịch vụ (Caixin services PMI) của Trung Quốc trong tháng 6 đã tăng trở lại thậm chí vượt mức 54.4 trước dịch, đồng thời PMI ngành sản xuất tháng 5 cũng đã về lại trên mức 50 cho thấy sự phục hồi mạnh mẽ của nền kinh tế Trung Quốc. Việc Trung Quốc quay trở lại sản xuất, tăng cường xuất khẩu sẽ giúp chỉ số sức mạnh đồng Nhân Dân tệ tăng và giảm sức mạnh đồng USD.
Chỉ số PMI Caixin service trong tháng 6 của Trung Quốc (Nguồn: Bloomberg)
Dần dần sự thâm hụt trong chi tiêu của chính phủ và tăng cung tiền của FED sẽ dẫn đến sự đảo chiều mức tăng của đồng USD. Những nền kinh tế khác cũng đang đưa ra những chính sách tài khóa tiền tệ tương tự, vì vậy những yếu tố cơ bản đằng sau đồng đô la Mỹ trông cũng không tệ nếu so sánh với Euro hay Yên Nhật. Chính phủ Trung Quốc sẽ còn nới lỏng hơn việc kiểm soát tiền tệ để phục hồi nền kinh tế sau COVID và những chính sách hỗ trợ đã có hiệu quả trong việc hồi phục lại sản xuất và là động lực giúp giá trị đồng Nhân dân tệ tăng trở lại và giảm chỉ số sức mạnh của đồng USD.
Trong vòng 10 năm trở lại đây, tỷ giá đồng USD đã tăng mạnh từ ngưỡng trung bình là 19,000 đồng/USD trong năm 2010 tăng lên mức 23,200 đồng/USD vào thời điểm hiện tại. Nếu nhìn vào biểu đồ giá trong dài hạn, USD cũng có thể được coi là một khoản đầu tư dài hạn tuyệt vời như vàng. Tuy nhiên, nếu so về giá trị và sức sinh lời trong dài hạn của đồng USD với vàng thì vàng vẫn có mức sinh lời cao hơn. Do đồng USD chịu ảnh hưởng trực tiếp từ lạm phát đồng thời gửi tiết kiệm ngân hàng đồng USD có lãi suất gần như bằng 0% trong khi vàng là công cụ trú ẩn cho đồng tiền tránh khỏi lạm phát.
Tuy nhiên xét về mặt đầu tư ngắn hạn thì USD lại là công cụ có mức sinh lời cao. Đồng USD sử dụng nhiều trong thương mại hàng ngày vì vậy có tính thanh khoản cao, đồng thời mọi tin tức chỉ số kinh tế đều có tác động đến tỷ giá USD với các đồng tiền khác, do vậy tỷ giá USD có nhiều biến động trong một ngày và là công cụ sinh lời ưa thích của những nhà đầu tư ngắn hạn.
Để dễ hiểu hơn vì sao USD lại phù hợp với đầu tư ngắn hạn hơn, hãy tham khảo ví dụ dưới đây về cách sử dụng margin để đầu tư đô la Mỹ thông qua hợp đồng hoán đổi CFD:
Hiện tại cặp tỷ giá EUR/USD đang giao dịch ở mức 1.2634 / 1.2642, và bạn nhận định đồng Euro sẽ tăng lại giá trị so với tiền đô Mỹ, vì vậy bạn quyết định mua vào €20,000. EUR/USD được giao dịch với mức margin 3%, có nghĩa là bạn chỉ cần phải bỏ ra 3% giá trị giao dịch trên là có thể mua vào €20,000 tương đương với số tiền là (1.2642 x €20,000) x 0.03 = $759.
Điểm lưu ý ở đây là bạn mua hợp đồng hoán đổi ngoại tệ (CFD) có nghĩa là bạn mua vào EUR không có nghĩa là bạn sở hữu đồng tiền này, mà bạn đang đầu tư vào chiều và mức độ biến động giá của EUR so với USD. Sau 1 ngày khi bạn mua vào EUR, cặp tỷ giá đã tăng lên mức 1.3110 / 1.3120 bạn quyết định đóng vị thế và bán ra với sell price là 1.3110. Với giao dịch này bạn sẽ thu về [1.3110 - 1.2642] x €20,000 = $936.
Nhưng hãy nhớ rằng nếu chiều biến động của cặp tỷ giá đi ngược lại với những dự đoán của bạn thì hoàn toàn có khả năng bạn mất toàn bộ số tiền đầu tư ban đầu là $759. Vì vậy, để hạn chế những rủi ro mất vốn, đầu tư forex yêu cầu bạn phải cập nhật những tin tức kinh tế hàng ngày và hiểu vì sao những yếu tố kinh tế đó ảnh hưởng đến sự tăng giảm của tỷ giá.
Bạn muốn đầu tư Forex? Bắt đầu giao dịch forex với Mitrade có ngay $50,000 trong tài khoản giao dịch demo.
Đầu tư mua tiền đô USD dự trữ mọi người cần hiểu rõ về đồng tiền của mình định mua, dưới đây là kinh nghiệm đúc rút từ nhiều người cho hay:
● Kiểm tra, tra cứu tỷ giá ngoại hối USD trên thị trường hiện nay tại các ngân hàng Việt Nam, để xem ngân hàng nào có giá bán thấp, giá mua cao
● Dùng tiền USD vừa mua đi đầu tư ở các kênh nước ngoài hiện là giải pháp tốt và nhiều người thành công
● Chọn thời điểm mua USD có giá thấp, không nên chọn mua ở thời điểm giá cao bởi vì nó ảnh hưởng rất nhiều đến giá bán sau này
● Tuân thủ các quy định mua bán ngoại tệ để tránh mua bán trái phép vừa mất tiền vưa chịu tội trước pháp luật
● Chuẩn bị tiền mặt VND sẵn sàng khi mua USD, không dùng tiền vay mượn, tiền trái phép để mua USD
● Có thể mua bán ngoại tệ thông qua công ty môi giới để đảm bảo chênh lệch thấp nhất với các đơn vị khác. Nhiều người chọn cách mua USD để chơi chứng khoán, Bitcoin…đây là kênh đầu tư mạo hiểm nên cẩn trọng trong các giao dịch
Ngoài các cơ hội đầu tư đô la Mỹ, bạn cũng có thể tìm kiếm các cơ hội đầu tư khác như vàng, dầu thô, chứng khoán, chỉ số chứng khoán và tiền điện tử.
Bạn đang tìm một nền tảng giao dịch đơn giản?
Mitrade giúp bạn giao dịch dễ dàng. Bắt đầu từ hôm nay!
* Xin lưu ý rằng bất cứ hình thức đầu tư nào đểu liên quan đến rủi ro, bạn có thể nhấp vào PDS của Mitrade để tìm hiểu rõ hơn về rủi ro trong giao dịch. Nội dung của bài viết này chỉ mang tính tham khảo và độc giả không nên sử dụng bài viết này như bất kỳ cơ sở đầu tư nào. Mitrade không tư vấn tài chính và tất cả mọi sản phẩm cung cấp đều trên cơ sở thực thi.
Cảnh báo rủi ro: Giao dịch có thể dẫn đến mất toàn bộ vốn của bạn. Giao dịch phái sinh OTC có thể không phù hợp với tất cả mọi người. Vui lòng xem xét PDS, FSG, Tuyên bố công bố rủi ro và Thỏa thuận khách hàng của chúng tôi trước khi sử dụng các dịch vụ của chúng tôi và đảm bảo rằng bạn hiểu các rủi ro liên quan. Bạn không sở hữu hoặc có bất kỳ quan tâm đến các tài sản cơ bản.