Trong bài viết này, hãy cùng nhau tìm hiểu sự tăng giá Bitcoin và xu hướng về giao dịch Bitcoin trong ngắn hạn và đầu tư Bitcoin dài hạn.
Riêng cá nhân, tôi kỳ vọng 2021 sẽ là một bước ngoặt mới với Bitcoin, khi mà Bitcoin càng ngày càng được sử dụng phổ biến và đạt mức giá đột phá lên đến hơn 40.000 USD vào cuối 2021.
Mở tài khoản, Giao dịch Bitcoin với phí cực thấp chỉ từ 0.44 USD mỗi Bitcoin CFD
Việc tìm hiểu kỹ hơn sẽ giúp mỗi người thấy được sự “thăng trầm” của loại tiền tệ này. Cùng điểm qua các sự kiện quan trọng tác động đến giá Bitcoin trong lịch sử nhé!
2009 - Nguồn gốc của Bitcoin
2009 chính năm mốc khởi đầu đánh dấu cho sự ra đời của Bitcoin (BTC). Bitcoin là loại tiền mã hóa/ tiền điện tử đầu tiên trong lịch sử loài người.
Theo CNBC, người phát minh Bitcoin chính là Satoshi Nakamoto, tuy nhiên đây chỉ là phỏng đoán tạm thời, vẫn chưa được xác minh.
Theo nhiều ghi chép, Satoshi Nakamoto cho đã phát hành Sách Trắng, trong đó có các khái niệm về Bitcoin.
Và vào bối cảnh khủng hoảng tài chính toàn cầu, vì không còn tin tưởng các ngân hàng đang hoạt động nên đồng tiền điện tử này đã nhận được rất nhiều sự quan tâm đến từ mọi người, chính điều này đã trở thành một “trào lưu” lớn lúc bấy giờ.
Chỉ sau một năm, Bitcoin đã nhanh chóng chứng minh được sức mạnh với cú bật nhảy về giá lần đầu tiên, tuy không lớn nhưng vẫn là cột mốc đáng nhớ của loại tiền tệ này. Từ $0, giá Bitcoin vào tháng 10 năm 2010 đã có dấu hiệu khởi sắc là tăng lên $0,10.
Không dừng lại ở đó, Bitcoin tiếp tục phá vỡ giá trị của mình để đứng ở vạch đích chú ý là $1. Sau ba tháng tiếp theo trong năm 2011, loại tiền điện tử này nhanh chóng tăng 3.000% và chạm mốc tối đa lên đến $32 vào tháng 6. Tuy nhiên, Bitcoin lại thủng mốc xuống còn $2 ở thời điểm cuối năm.
Sự thăng trầm của Bitcoin vẫn tiếp tục, vào năm 2012 thì đồng Bitcoin chỉ nằm tại mức $12 - $13.
Năm 2013, với điểm xuất phát là $13,28 thì loại tiền tệ này đã đạt được kỷ lục cực kỳ ấn tượng khi phá vỡ $100 và sau đó, một “cú hích” cực kỳ mạnh mẽ trên thị trường tài chính khi Bitcoin tăng lên $1.000. Tuy nhiên, chỉ sau một tháng thì nó lại trở về còn $530.
Đâu năm 2014, đồng Bitcoin giảm xuống dưới mốc $1,000 và vẫn tiếp tục “trì trệ” cho đến hết năm 2016.
Sau nhiều biến động trên thị trường về giá, năm 2017 chính là cột mốc đánh dấu khi Bitcoin cuối cùng cũng phá vỡ $1.000.
Điều này được ví như một sự khởi sắc khi vào giữa tháng 5/2017, loại tiền điện tử này tăng giá gấp đôi lên $2.000 và cuối năm đã thu về được kết quả là $19.000.
Sự phát triển không ngừng ấy đã góp phần giúp cho thị trường tài chính và ngành công nghiệp tiền điện tử trở nên sôi động, náo nhiệt hơn.
Hàng nghìn đồng tiền kỹ thuật số (Altcoin) đã được đúc đồng thời, những nhà ngoại giao quốc tế, nhà kinh tế, toán học,... cũng thảo luận về việc áp dụng loại tiền này vào chính thống
Đỉnh cao giá Bitcoin cho năm 2018 là $17,527 và cuối năm chỉ còn $3,236. Đến hết năm 2019, giá Bitcoin tăng lên chút đỉnh, rơi vào khoảng $7,200.
Đại dịch Coronavirus đã giúp cho giá Bitcoin tăng lên mức cao nhất chưa từng có trước đây là $29,374, tăng khoảng 300% so với trước đây.
Mở tài khoản tại Broker và bắt đầu giao dịch demo
Tại sao Bitcoin lại tăng giá? Có rất nhiều lý do để giải thích sự tăng giá trở lại của Bitcoin. Ta có thể nói Bitcoin tăng giá nhờ các đặc điểm bản chất như hệ thống hoạt động hiệu quả, khả năng không bị quản lý và theo dõi, hoặc chúng ta cũng có thể nói thế hệ Millennial và Gen Z có xu hướng chọn các loại tài sản đầu tư mới nên dòng vốn cũng đổ vào Bitcoin (tại Hoa Kỳ, Gen Z thừa hưởng hơn 78 nghìn tỷ USD).
Tuy nhiên, ta có thể nhìn nhận động lực để Bitcoin tăng giá ở khía cạnh khác gồm: “vàng kỹ thuật số”, môi trường quản lý cụ thể hơn, và động lực cung cầu trên thị trường rõ ràng hơn.
Vàng được dùng là tài sản giá trị từ hàng thế kỷ, vì vàng có nguồn cung hạn chế, khan hiếm, khai thác khó khăn, nên vàng không bị mất giá. Các quốc gia ban đầu dùng vàng để xác định số lượng tiền giấy có thể in ra (bản vị vàng), tuy nhiên về sau điều này bị loại bỏ khiến tiền giấy ngày càng mất giá trị, do ngân hàng trung ương có thể in với số lượng tùy thích. Bạn có thể tìm hiểu chi tiết vấn đề bản vị vàng tại wiki.
Bitcoin cũng có tính chất tương tự vàng: khan hiếm, khó khai thác, số lượng giới hạn. Như bạn đã biết, chỉ có tổng cộng 21 triệu Bitcoin trên toàn cầu và hiện tại đã khai thác gần 90% số lượng Bitcoin. Đến khi hệ thống Bitcoin tạo đủ 21 triệu BTC, lúc này hệ thống sẽ không còn “đào”, “thưởng” , “sinh ra” Bitcoin nào nữa.
Ngoài tính khan hiếm, Bitcoin dễ di chuyển và phân chia hơn cả vàng. Một Bitcoin được chia thành 100 triệu đơn vị nhỏ hơn (gọi là Satoshi). Để chuyển Bitcoin, người ta chỉ cần vài giây nhấp chuột để chuyển từ nơi này sang nơi khác mà mức phí cực kỳ thấp, lại bảo mật danh tính.
Do đó, trong mắt giới đầu tư, Bitcoin là nơi lưu trữ tài sản cực kỳ tốt.
Theo Deutsche Bank, hiện tại giá trị vốn hóa của vàng khoảng 9 nghìn tỷ USD, vốn hóa Bitcoin hiện nay khoảng 440 tỷ USD.
Hình: Giá trị Bitcoin thật sự lớn bao nhiêu? So sánh vốn hóa Bitcoin và các thị trường khác như chứng khoán, tiền pháp định, vàng, USD,...
Các cơ quan chính phủ nhiều quốc gia hiện đã xây dựng pháp lý để quản lý tiền ảo, điều này rõ ràng là nền tảng để Bitcoin được chấp nhận và sử dụng rộng rãi hơn so với 2017. Hiện tại, Hoa kỳ, Canada, Mexico, Costa Rica, Nam Phi, Síp, Nga, Ả rập Xê Út, Thổ Nhĩ Kỳ, Ấn Độ, Malaysia, Singapore, Đức, Thụy Sĩ, Ba Lan,...đều công nhận tính hợp pháp của Bitcoin. Tại các quốc gia này, số lượng người dùng Bitcoin chiếm hơn 1% dân số.
Riêng tại Việt Nam, Bitcoin được xem là công cụ hợp pháp để giao dịch và nắm giữ, bất hợp pháp khi dùng Bitcoin thanh toán hàng hóa. Cho nên, nhà đầu tư vẫn có thể giao dịch, mua bán Bitcoin như một tài sản ảo hoặc hàng hóa mà không bị cấm.
Hình: Bản đồ cho thấy Bitcoin đang được sử dụng rộng rãi toàn thế giới - Các vùng xanh đậm là nơi có số người dùng Bitcoin nhiều nhất. Tại Việt Nam, có khoảng 0.01-0.09% dân số sử dụng Bitcoin, tương đương 10 nghìn - 100 nghìn người dân.
Mở tài khoản tại Broker và bắt đầu giao dịch demo
Có rất nhiều bằng chứng cho thấy các thể chế tài chính đang sử dụng Bitcoin để làm công cụ lưu trữ tài sản. Nguyên nhân rất cụ thể: các ngân hàng trung ương đang in tiền giấy quá nhiều khiến lạm phát quá cao.
Tại Hoa Kỳ, trong 2020, FED đã phát hành ra thêm 20% lượng USD để theo đuổi chính sách tài khóa. Điều này khiến các thể chế tài chính càng tăng tốc độ dòng vốn vào Bitcoin.
Trên thực tế, năm 2020 có rất nhiều nhà đầu tư phố Wall đã dùng Bitcoin để phòng ngừa lạm phát và rủi ro về kinh tế vĩ mô, thể hiện rõ nét qua dòng tiền đổ vào Quỹ Bitcoin Grayscale Trust, Quỹ ủy thác công chúng đầu tiên về Bitcoin trên thế giới.
Cuối 2019, Quỹ GrayScale quản lý ủy thác Bitcoin khoảng 1.2 tỉ USD thì hiện tại Quỹ đang quản lý số tài sản lên đến 13 tỉ USD.
Thú vị hơn nữa, ngày càng có nhiều tập đoàn khổng lồ tham gia vào hệ thống Bitcoin với nhiều vai trò khác nhau:
Binance, Coinbase,...: sàn giao dịch Bitcoin toàn cầu với hạ tầng ngày càng hoàn thiện. Các thị trường tiền ảo và Bitcoin, tín dụng, dịch vụ ủy thác đầu tư được hình thành giúp Bitcoin dễ tiếp cận hơn.
CME Group, Intercontinental Exchange và Fidelity Investments: cung cấp dịch vụ mua bán tài sản số.
MicroStrategy: mua và giữ 425 triệu USD vào Bitcoin. Galaxy Digital Holding: mua 134 và giữ triệu USD Bitcoin, Square đầu tư 50 triệu USD vào Bitcoin. Danh sách các công ty đại chúng sử dụng Bitcoin làm tài sản còn kéo dài.
Hình: Các công ty đại chúng hàng đầu đã sử dụng Bitcoin làm tài sản dự trữ trong 2020
Từ góc độ quản lý tài sản doanh nghiệp, có rất ít lựa chọn để quản lý tài sản công ty khi trái phiếu toàn cầu với lãi suất âm đang ở mức cao nhất mọi thời đại và các loại tiền tệ pháp định truyền thống có xu hướng mất giá trị do lạm phát.
Do đó, việc giữ quá nhiều tiền mặt trên bảng cân đối kế toán có thể gây bất lợi cho giá trị công ty. Bitcoin vì vậy trở thành lựa chọn hàng đầu để đa dạng hóa đầu tư và quản lý rủi ro.
Hình: Biểu đồ lãi suất trái phiếu toàn cầu với mức âm đang đạt mức cao nhất lịch sử, lên đến 17 nghìn tỷ USD - Nguồn: Bloomberg
Mở tài khoản tại Broker và bắt đầu giao dịch demo
Ngoài khía cạnh các tập đoàn, thể chế tài chính sử dụng Bitcoin cho nhiều mục đích khác nhau thì sự phát triển của các hệ thống bán lẻ giúp nhiều người có thể tiếp xúc, mua bán Bitcoin dễ dàng hơn.
2 ví dụ nổi bật trong 2020 là Paypal và Square Cash App đã thêm Bitcoin vào dịch vụ tiền điện tử. Với số lượng người dùng hơn 350 triệu thành viên (Paypal: 325 triệu thành viên, Square Cash App: 25 triệu người dùng), tác động của 2 ví điện tử này đến thị trường Bitcoin vô cùng lớn.
Về phía nguồn cung, hiện tại mỗi ngày có khoảng 900 Bitcoin mới được tạo ra toàn cầu, và khi đạt đến tổng 21 triệu Bitcoin, số lượng Bitcoin lưu thông thực tế thấp hơn con số này (do nhiều lý do: mất ví điện tử, gửi nhầm địa chỉ, người dùng đã qua đời…).
Dữ liệu từ Coin Metrics cho thấy hiện nay toàn cầu có khoảng 18.5 triệu Bitcoin, số lượng Bitcoin hoạt động trên thực tế lại thấp hơn (14,4 triệu BTC trôi nổi và 6,8 triệu thực sự hoạt động trong năm 2020).
Nguồn cung BTC giảm cũng có thể là yếu tố khiến tại sao giá Bitcoin lại tăng chóng mặt.
Bitcoin tăng giá 2020 với hoàn cảnh khác hoàn toàn so với đợt 2017. Dù giá Bitcoin cả 2 đợt đều biến động lớn, tuy nhiên, đợt tăng giá 2017 do yếu tố đầu cơ chiếm phần lớn trong khi đợt tăng giá Bitcoin năm 2020 lại dựa trên những nền tảng cơ bản đã nêu trên.
Các thước đo như: số lượng ví Bitcoin có giá trị trên 10 USD, số quốc gia có hành lang pháp lý về Bitcoin, số lượng thể chế tài chính sử dụng Bitcoin làm tài sản lưu trữ, các nền tảng giao dịch và thanh toán hoàn thiện,...Bitcoin năm 2020 đã trong tình hình hoàn toàn khác mà năm 2017 không thể nào so sánh được.
Xem thêm: Cách mua Bitcoin đơn giản trên các sàn giao dịch Bitcoin uy tín 2022
Rất khó để dự đoán giá Bitcoin và các loại tiền ảo, tuy nhiên tâm lý thị trường hiện tại về Bitcoin vô cùng lạc quan với rất nhiều dự đoán Bitcoin sẽ tăng giá đáng kể trong năm 2021. Bên dưới là tổng hợp dự đoán Giá Bitcoin 2021 từ giới chuyên môn.
Bloomberg dự đoán Bitcoin tăng giá đạt mức 35.000 USD vào 2021 dựa trên các động lực kinh tế vĩ mô thuận lợi và giá trị “vàng kỹ thuật số” của Bitcoin.
Daily Forex, tạp chí uy tín đã dự đoán giá Bitcoin 2020 vô cùng chính xác, dự đoán giá Bitcoin sẽ đạt khoảng $17.000 USD vào cuối 2020 và dự đoán giá Bitcoin 2021 rơi vào khoảng $30.000.
CitiBank lộ bản báo cáo nội bộ dự đoán Bitcoin có thể đạt $318.000 vào tháng 12/2021.
Business Insider dự đoán giá Bitcoin 2021 có thể đạt $100.000.
Xem thêm: Dự đoán giá Bitcoin - Phân tích diễn biến giá và điểm nhìn cho tương lai của BTC
Trước khi đầu tư Bitcoin, bạn cần cân nhắc rằng Bitcoin vẫn là tài sản có biến động giá lớn, thị trường còn trong giai đoạn ban đầu nên mang tính rủi ro.
Đầu tư Bitcoin trong ngắn hạn có thể giúp nhà đầu tư kiếm lời nhờ chênh lệch giá mua và bán. Vì mục đích là kiếm lời dựa trên biến động giá, bạn có thể giao dịch Bitcoin phái sinh với chi phí giao dịch thấp, dùng đòn bẩy hợp lý và khớp lệnh trong ngày để lướt sàn.
Với hình thức đầu tư Bitcoin phái sinh, bạn nên quan tâm đến các sàn giao dịch Bitcoin uy tín và có phí chênh lệch thấp, hỗ trợ người dùng tốt nhất và tập trung vào phân tích tin tức thị trường và biểu đồ giá để đưa ra quyết định mua hay bán đúng đắn nhất.
Tại Mitrade, bạn có thể mua 1 Bitcoin với đòn bẩy 1:10 và phí giao dịch chỉ từ 44 pips (0.44 USD). Mitrade được quản lý bởi ASIC nên bạn có thể hoàn toàn yên tâm giao dịch.
Mở tài khoản tại Broker và bắt đầu giao dịch demo
Với nhà đầu tư dài hạn
Nếu bạn dự định mua và giữ Bitcoin trong dài hạn để đa dạng hóa đầu tư hoặc kiếm lời sau thời gian dài, cách tốt nhất là mua Bitcoin thật là lưu trữ trên ví tiền ảo.
Bạn có thể dùng Coinbase, nền tảng giao dịch Bitcoin thật số 1 thế giới về uy tín ( được Sở thuế Mỹ và Ủy ban Chứng khoán Mỹ (SEC) quản lý và chuẩn bị IPO vào 2021) sẽ là nơi lý tưởng để mua Bitcoin và đầu tư trong vài tháng đến vài năm.
Dù đầu tư Bitcoin ngắn hạn hay dài hạn, Bitcoin tăng giá vẫn là thực tế. Nếu bạn quan tâm đến tài chính bản thân thì không thể nào đứng ngoài làn sóng này.
Hy vọng sau bài viết, bạn sẽ hiểu được thêm về giá Bitcoin và triển vọng Bitcoin trong 2021 để đưa ra quyết định đầu tư phù hợp với bản thân.
* Xin lưu ý rằng bất cứ hình thức đầu tư nào đểu liên quan đến rủi ro, bạn có thể nhấp vào PDS của Mitrade để tìm hiểu rõ hơn về rủi ro trong giao dịch. Nội dung của bài viết này chỉ mang tính tham khảo và độc giả không nên sử dụng bài viết này như bất kỳ cơ sở đầu tư nào. Mitrade không tư vấn tài chính và tất cả mọi sản phẩm cung cấp đều trên cơ sở thực thi.
Cảnh báo rủi ro: Giao dịch có thể dẫn đến mất toàn bộ vốn của bạn. Giao dịch phái sinh OTC có thể không phù hợp với tất cả mọi người. Vui lòng xem xét PDS, FSG, Tuyên bố công bố rủi ro và Thỏa thuận khách hàng của chúng tôi trước khi sử dụng các dịch vụ của chúng tôi và đảm bảo rằng bạn hiểu các rủi ro liên quan. Bạn không sở hữu hoặc có bất kỳ quan tâm đến các tài sản cơ bản.