“Giao dịch Forex có hợp pháp và an toàn hay không” là thắc mắc của rất nhiều nhà giao dịch mới tại Việt Nam. Quy định của luật pháp Việt Nam hiện nay chưa có hành lang pháp lý về giao dịch ngoại hối đối với nhà đầu tư cá nhân. Do đó, nhà đầu tư hoàn toàn chịu trách nhiệm về hoạt động giao dịch của mình.
Ở nhiều nước phát triển, giao dịch Forex là hoạt động đầu tư tài chính phổ biến, do đó họ có những cơ quan do chính phủ thành lập (hoặc được ủy quyền) để quản lý, giám sát các sàn giao dịch ngoại hối. Là nhà đầu tư tại Việt Nam, bạn cần biết rõ về những cơ quan quản lý và cấp phép này (tiêu biểu như FCA, ASIC, FINMA, NFA, CySEC,...), để từ đó lựa chọn được sàn môi giới được cấp phép và giao dịch hợp pháp, an toàn.
Cơ quan quản lý là gì? Thật ra, các cơ quan quản lý thị trường tài chính hoạt động trên nhiều lĩnh vực, ví dụ như ngân hàng, đầu tư, thẻ tín dụng, môi giới, bảo hiểm, vay vốn, hưu trí… tương tự như các cơ quan quản lý hoạt động ngân hàng, tài chính tại Việt Nam.
Trong bài viết này, chúng ta chỉ đi sâu vào các cơ quan quản lý sàn giao dịch ngoại hối quốc tế.
Mục đích lập ra các cơ quan này là để giảm rủi ro đầu tư cho nhà đầu tư, ví dụ như cung cấp thông tin minh bạch, quản lý quảng cáo, quản lý tình trạng tài chính của sàn giao dịch, quản lý rủi ro, phòng ngừa tội phạm tài chính.
Một số cơ quan quản lý còn có thể rút giấy phép kinh doanh nếu thành viên đăng ký (sàn giao dịch) không đạt tiêu chuẩn, yêu cầu tắt website…
Đối với nhà giao dịch cá nhân, vai trò lớn nhất của cơ quan quản lý là để:
Để thông qua thẩm định và cấp giấy phép từ cơ quan quản lý, sàn giao dịch ngoại hối cần đạt đủ điều kiện về tài chính, vốn, quy tắc giao dịch, bảo vệ khách hàng. Chỉ khi sàn giao dịch đạt đủ yêu cầu, cơ quan quản lý mới cấp giấy phép hoạt động (Và thẩm định định kỳ) cho sàn Forex.
Thực tế, các sàn giao dịch Forex tốn kém rất nhiều tiền để đạt được giấy phép từ một cơ quan quản lý và phải tuân theo quy định giám sát chặt chẽ, nhưng lợi ích là họ sẽ được lòng tin của nhà đầu tư.
Thông thường, nguồn vốn từ khách hàng gửi lên sàn Forex sẽ được gửi và quản lý bằng tài khoản ngân hàng tách biệt với nguồn vốn của sàn Forex. Do đó, nguồn vốn của nhà đầu tư và của sàn Forex hoàn toàn độc lập với nhau. Giả sử sàn Forex kinh doanh thua lỗ, thì nguồn vốn của khách hàng sẽ không bị lạm dụng để bù lỗ chi phí kinh doanh của sàn, đảm bảo vốn đầu tư của khách hàng luôn được an toàn.
Một các thẳng thắn mà nói, việc có được giấy phép từ các cơ quan quản lý hàng đầu là cực kỳ quan trọng, nhưng cũng là con dao hai lưỡi. Lý do là cơ quan quản lý càng chặt chẽ, nguồn tiền của khách càng an toàn, nhưng điều kiện giao dịch cũng trở nên khó khăn hơn.
Vấn đề thường gặp nhất là giới hạn đòn bẩy tối đa, điều này giúp giảm tỉ lệ rủi ro nhưng sẽ gây khó khăn đối với các giao dịch cần đòn bẩy lớn (như Forex).
Để giải quyết vấn đề này, hầu như các sàn Forex đều sở hữu nhiều giấy phép hoạt động, cung cấp sự an toàn mà khách hàng mong muốn , và có thể linh hoạt ở các điều kiện giao dịch.
Nói cách khác, các sàn Forex ưu tiên đăng ký cấp phép từ các cơ quan quản lý loại I (như FCA, ASIC), và đồng thời hoạt động với các công ty con có giấy phép từ các cơ quan quản lý loại thấp hơn. Tùy theo nhu cầu của khách hàng, sàn Forex sẽ cung cấp điều kiện giao dịch linh hoạt dưới những giấy phép khác nhau.
Mitrade là tên thương hiệu của Mitrade Global Pty Ltd, một công ty được ủy quyền và quản lý bởi Ủy ban Đầu tư và Chứng khoán Úc (ASIC). Với tài khoản hoạt động dưới giám sát của ASIC, Mitrade cung cấp đòn bẩy tối đa là 1:30 cho nhà giao dịch.
Mitrade Holding Ltd, được ủy quyền và quản lý bởi Cơ quan Tiền tệ Đảo Cayman (CIMA), như được hiển thị trên sổ đăng ký của cơ quan quản lý ở trên. Với tài khoản hoạt động dưới giám sát của CIMA, Mitrade có thể cung cấp đòn bẩy tối đa là 1:200.
Xem thêm Đăng ký ngay Windows/ App IOS/ Android
Việc sở hữu giấy phép ở nhiều cấp độ khác nhau giúp sàn Forex cung cấp điều kiện giao dịch linh hoạt cho bạn. Tuy nhiên, giấy phép hoạt động xét cho cùng chỉ là một trong các tiêu chuẩn để đánh giá sàn Forex uy tín, bạn cần phải cân nhắc lịch sử hoạt động, danh tiếng sàn Forex, nền tảng giao dịch đơn giản, sản phẩm phù hợp nhu cầu đầu tư..
Một vấn đề bạn cần lưu ý là các cơ quan quản lý và giám sát tại thị trường Hoa Kỳ và các quốc gia khác sẽ hoạt động tách biệt như 2 hệ thống. Lý do là vì chính sách tại Hoa Kỳ không ủng hộ công dân nước họ giao dịch ngoài nước.
Bạn sẽ dễ dàng nhận thấy, các sàn giao dịch nổi tiếng tại Mỹ như Firstrade Firstrade , IB Interactive Brokers không PR tại thị trường toàn cầu, mặc dù họ được cấp phép chính từ FINRA - Cơ quan quản lý ngành tài chính Hoa Kỳ.
Hay các sàn nổi tiếng tại khu vực châu Âu, châu Úc cũng không cung cấp dịch vụ cho công dân Hoa Kỳ.
Vấn đề thứ hai (rất quan trọng) là hiện nay có nhiều sàn Forex lừa đảo, tạo trang web, lấy tên thương hiệu gần giống với các sàn uy tín, thậm chí ngụy tạo giấy phép từ các cơ quan quản lý để lừa đảo người dùng. Nếu bạn muốn đảm bảo chính xác thông tin, bạn cần kiểm tra giấy phép trực tiếp từ trang web của các cơ quan giám sát, địa chỉ website chính xác, địa chỉ đăng ký hoạt động. Bên dưới là danh sách và website các cơ quan giám sát toàn cầu, hãy lưu lại bài viết này để dễ dàng kiểm tea bất kỳ sàn Forex nào nhé!.
Các cơ quan quản lý và giám sát hoạt động môi giới giao dịch ngoại hối được chia thành nhiều cấp bậc, trong đó FCA (Anh), FSA (Nhật), ASIC (Úc) là những tổ chức quy định chặt chẽ hàng đầu.
Các sàn Forex lớn, thâm niên hoạt động lâu năm thường sẽ có vài giấy phép hoạt động, nhưng ít nhất sẽ có một trong các giấy phép từ các tổ chức này.
● Cơ quan quản lý tài chính của Vương quốc Anh (FCA)
Tra cứu tên công ty hoặc số đăng ký trên FCA
● Ủy ban Đầu tư và Chứng khoán Úc (ASIC)
Tra cứu tên công ty hoặc số đăng ký trên ASIC
● Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Síp (CySEC)
● Cơ quan Giám sát Thị trường Tài chính Thụy Sĩ (FINMA)
Các cơ quan giám sát dưới đây chỉ bảo vệ khách hàng là công dân quốc gia họ, đồng thời cũng không cho phép nhà môi giới chủ động tìm kiếm khách hàng quốc tế. Do đó, các giấy phép dưới đây chỉ mang tính tham khảo.
● Ủy ban hàng hóa tương lai Hoa Kỳ (CFTC)
Như đã đề cập, các cơ quan quản lý được phân loại thành nhiều cấp bậc. Bảng dưới đây so sánh cấp độ quy định chặt chẽ giữa các cơ quan quản lý và giám sát thị trường Forex toàn cầu.
Các cơ quan quản lý loại I có yêu cầu chặt chẽ về nguồn vốn hoạt động của công ty đăng ký (thường rất cao, lên đến 20 triệu USD), phí đăng ký thường niên cao, và thông tin minh bạch, đòn bẩy cũng thấp hơn.
Bên cạnh đó, các cơ quan quản lý đăng ký tại khu vực thiên đường thuế (hay thường gọi là Offshore), thường có yêu cầu dễ hơn, vốn hoạt động thấp (chỉ vài chục nghìn USD) chi phí hàng năm cũng thấp (từ 600 - 2500 USD) và quy trình đơn giản hơn.
Vì những yêu cầu khá đơn giản như vậy, thật khó để các sàn Forex chỉ có giấy phép từ cơ quan offshore đảm bảo sự an toàn cho nhà đầu tư.
Tuy nhiên, để tăng độ linh hoạt (nhất là về đòn bẩy) hầu như các sàn Forex đều đăng ký giấy phép offshore, bên cạnh giấy phép chính.
Cách tốt nhất để chọn sàn Forex đủ uy tín là bạn cần đánh giá một cách tổng thể về quy mô cũng như danh tiếng của sàn giao dịch. Bên cạnh đó, giấy phép từ cơ quan quản lý loại I là ưu tiên hàng đầu.
Nếu sàn Forex đã có giấy phép từ FCA, ASIC,...thì các giấy phép offshore sẽ cung cấp thêm sự linh hoạt trong đòn bẩy.
Nếu một sàn Forex chỉ đạt giấy phép offshore mà không có giấy phép từ các cơ quan loại I, tốt hơn là bạn nên cân nhắc thật cẩn thận.
Lấy ví dụ sàn Mitrade.com, sàn đạt giấy phép quản lý từ ASIC và CIMA. Giấy phép từ ASIC yêu cầu sàn phải có tài sản tối thiểu 1 triệu đô Úc (tiền mặt), tách biệt nguồn vốn công ty và tiền của khách hàng. Úc còn là khu vực nổi tiếng toàn cầu về giao dịch ngoại hối.
Giấy phép từ cơ quan loại I giúp tăng độ tin cậy, trong khi giấy phép từ cơ quan offshore giúp tăng đòn bẩy và giảm phí giao dịch.
Nếu bạn cần sàn giao dịch được giấy phép từ cả hai nhóm cơ quan này, bạn có thể bắt đầu tại Mitrade.
>>>Mở tài khoản tại Broker và bắt đầu giao dịch demo
Next: Giấy phép ASIC là gì? Tại sao cần chọn giao dịch trên sàn được được giấy phép ASIC?
1. Chơi Forex ở đâu? Có lừa đảo không? Hướng dẫn mở tài khoản forex chi tiết nhất
2. Giao dịch ngoại hối: Top 13 các sàn Forex uy tín nhất Việt Nam
3. Đầu tư vàng - So sánh top 5 sàn giao dịch vàng Forex tốt nhất trên thế giới
* Xin lưu ý rằng bất cứ hình thức đầu tư nào đểu liên quan đến rủi ro, bạn có thể nhấp vào PDS của Mitrade để tìm hiểu rõ hơn về rủi ro trong giao dịch. Nội dung của bài viết này chỉ mang tính tham khảo và độc giả không nên sử dụng bài viết này như bất kỳ cơ sở đầu tư nào. Mitrade không tư vấn tài chính và tất cả mọi sản phẩm cung cấp đều trên cơ sở thực thi.
Cảnh báo rủi ro: Giao dịch có thể dẫn đến mất toàn bộ vốn của bạn. Giao dịch phái sinh OTC có thể không phù hợp với tất cả mọi người. Vui lòng xem xét PDS, FSG, Tuyên bố công bố rủi ro và Thỏa thuận khách hàng của chúng tôi trước khi sử dụng các dịch vụ của chúng tôi và đảm bảo rằng bạn hiểu các rủi ro liên quan. Bạn không sở hữu hoặc có bất kỳ quan tâm đến các tài sản cơ bản.