Truy cập vào MitradeGiao dịch với Mitrade WebGiao dịch với ứng dụng MitradeGiao dịch với ứng dụng Mitrade
Quét để tải xuống
Chính sách biên tậpVề Chúng Tôi
Mitrade LogoChuyên sâu

15 Các chỉ báo kỹ thuật (indicator) quan trọng nhất trong Forex và chứng khoán:

Tác giả
|Cập nhật 18/11/2022 08:10
11331
Chuyên gia duyệt bài

Chỉ báo kỹ thuật (indicator)  là một trong các vấn đề sống còn đối với các trader giao dịch thường xuyên. Trên thực tế, còn rất nhiều trader muốn thực hiện giao dịch nhưng không biết nên mua hay bán lúc nào thì phù hợp, đặt lệnh ra sao cho hiệu quả. 


Tuy nhiên, nếu nắm được indicator, trader có thể dễ dàng xác định các thời điểm, mức giá, xu hướng đang có trên thị trường.  


Vậy,  indicator là gì? Hãy bắt đầu cùng Mitrade tìm hiểu về indicator nhé!


Phân loại các chỉ báo trong phân tích kỹ thuật

Trong phân tích kỹ thuật, có 3 nhóm công cụ thường được sử dụng bao gồm: Xu hướng, Biểu đồ, và các chỉ báo kỹ thuật. 


Các chỉ báo kỹ thuật là tập hợp các công cụ được sáng tạo bởi các nhà giao dịch, nhà thống kê và được sử dụng trong suốt mấy chục năm. 


Ngày nay, chỉ báo kỹ thuật được tính toán tự động và được cung cấp miễn phí trên các nền tảng giao dịch, giúp trader luôn cập nhật thông tin liên tục.


Có bốn nhóm chỉ báo phân tích kỹ thuật. Các chỉ báo phổ biến nhất gồm:


  • Chỉ báo xu hướng

  • Động lượng (momentum)

  • Biến động

  • Chỉ báo về khối lượng


Bên dưới, mình sẽ khái quát tất cả các chỉ báo kỹ thuật dùng trong chứng khoán, Forex,... và ví dụ một chiến lược hiệu quả trong giao dịch mua khi kết hợp nhiều chỉ báo, để bạn hình dung cụ thể cách sử dụng các chỉ báo sao cho hiệu quả nhất.


Chỉ báo xu hướng

Đường trung bình di động (Moving Average - đường MA): đường trung bình di động thể hiện xu hướng giá sẽ đi theo hướng tăng hay giảm. Đường này mang ý nghĩa tương đối, không có tác dụng dự báo chính xác giá, mà chỉ dự báo hình thành xu hướng như thế nào. MA được tính tại giá đóng cửa trong một khoảng thời gian xác định.


15937414183537


Chỉ số định hướng trung bình (Directional Average): Chỉ số ADX giúp xác định thị trường đang có xu hướng hay không, và sức mạnh của xu hướng đó như thế nào mà không cần xét đến hướng giá đang là chiều lên hay xuống. Do vậy, đường ADX có thể hướng lên, ngay cả khi xu hướng giá đang đi xuống. Chỉ số ADX giúp trader xác định xem có nên tham gia vào thị trường hay không.


15937414264293


Ichimoku Kinko Hyo: chỉ báo Ichimoku (mây Ichimoku ) được tạo từ 5 đường (Tenkan-sen, Kijun-sen, Senkou span A, Senkou span B, Chikou span, Komo), là một chỉ báo giúp trader xác định được vị trí của vũng hỗ trợ và vùng kháng cự, ngoài ra còn giúp xác định được thị trường đang có xu hướng hay không.


15937414366458


Đường trung bình động hội tụ phân kỳ (MACD): Đường MACD được hình thành dựa vào 2 đường trung bình động gồm MACD và đường tín hiệu trên 1 biểu đồ, dùng để quan sát các biến đổi về động lượng, hướng và thời gian về hành động giá. Đường MACD cảnh báo thay đổi về hướng và sức mạnh của một xu hướng.


15937414498788


Chỉ số SAR Parabol: chỉ báo Parabolic SAR là chỉ báo về hướng thay đổi của giá và cảnh báo thay đổi giá của một tài sản. Chỉ báo này giúp trader xác định khi nào nên mua, bán hay đặt các lệnh dừng lỗ.


15937414662723


Indicator Động lượng (momentum)

Chỉ số sức mạnh tương đối (RSI): Chỉ số RSI là chỉ báo về biến động giá, dùng để xác định mức độ mạnh yếu của một tài sản so với chính nó trong một chu kì. RSI được biểu diễn dưới dạng dao động số từ 0-100. Thông thường, RSI dùng để xác định mở tín hiệu giao dịch, và được dùng kèm với các chỉ báo khác.


15937408835159


Dao động ngẫu nhiên (Stochastic Oscillator - SO):  Chỉ báo SO so sánh giá đóng cửa với một phạm vi giá của một tài sản trong một thời điểm xác định, thường được dùng để nhận ra tài sản nào đang quá mua hay quá bán trên thị trường, và dùng để báo sự phân kỳ, đảo chiều giá. Chỉ báo SO dao động từ 0 đến 100, thông thường SO trên 80 là tài sản đang quá mua và dưới 20 là đang quá bán. 


15937408953740


Phạm vi % Williams (% R): dao động Williams (%R) giúp trader nhận ra khi nào một tài sản (chứng khoán, cặp tỉ giá, …) có thể bị mua quá mức hoặc bán quá mức. Chỉ báo tương tự như chỉ báo Stochastic RSI về tính chất và cách sử dụng, chỉ khác nhau là chỉ số %R có tỉ lệ đảo ngược và chỉ số Stochastic RS có đường mịn bên trong.


15937409072404


Indicator Biến động

Chỉ báo phạm vi dao động thực (ATR): Chỉ báo ATR để đo lường sự biến động của thị trường. Đây là loại chỉ báo một đường duy nhất xác định sự biến động của hàng hóa. Chỉ báo này thường dùng để xác định điểm vào và thoát dựa theo biến động về giá. 


15937409297961


Dải Bollinger (Bollinger  band - BB): Dải Bollinger là một chỉ báo về biến động giá, được xây dựng dựa trên đường trung bình đơn giản (Simple Moving Average). Theo nhiều trader, khi giá di chuyển đến phía trên của dải BB, thị trường đang quá mua và ngược lại, khi giá di chuyển xuống đáy dải BB thì thị trường đang quá bán. Thông thường, dải BB được dùng kết hợp với MACD và RSI để cung cấp thêm nhiều tín hiệu mạnh mẽ hơn.


15937409358125


Độ lệch chuẩn (Standard Deviation -SD): Độ lệch chuẩn là chỉ báo đo chênh lệch giá so với trung bình di động. SD càng lớn, thị trường càng biến động. Thông thường, mức SD cao là một cảnh báo sắp sửa kết thúc thời gian hoạt động hiện thời và chuyển sang giai đoạn hợp nhất, và trader thường dùng SD để tìm điểm vào lệnh sao cho phù hợp.


1593740949246


Chỉ báo về khối lượng

Chỉ số dòng tiền (Money Flow Index - MFI): Chỉ số MFI cung cấp thông tin liệu một tài sản có đang quá mua hay quá bán hay không, dựa trên giá và khối lượng giao dịch của tài sản. Ngoài ra, MFI còn dùng để quan sát sự thay đổi xu hướng giá. MFI dao động từ 0 đến 100. Thông thường, nếu MFI càng thấp, trader sẽ có xu hướng mua vào và MFI càng cao thì trader sẽ bá ra. MFI thường dùng kết hợp với sóng Elliott và Fibonacci.


15937409663737


Đường tích lũy / phân phối (A/D) - Chỉ báo A/D được dùng để xác định xem một tài sản đang được tích lũy hay phân phối. Dựa vào khối lượng giao dịch, khác biệt giá cao nhất và giá thấp nhất, đường A/D thể hiện được các xu hướng tăng/ giảm và các dấu hiệu phân kỳ, đảo chiều giá. Nếu giá đang tăng nhưng A/D giảm, có thể khối lượng mua không đủ để hỗ trợ tăng giá tiếp và có thể đảo chiều.


15937409756531


Khối lượng cân bằng (On-balance Volume -OBV): chỉ báo OBV được dùng để xác định áp lực mua - bán, dựa trên khối lượng giao dịch và giá. Nguyên tắc của OBV là, nếu hôm nay giá tăng, giá trị OBV hôm nay = giá trị OBV hôm trước cộng với khối lượng giao dịch và ngược lại. Khi OBV tăng chứng tỏ các trader đang đầu tư vào tài sản.


15937409852760



Bảng tóm tắt các chỉ báo kỹ thuật

Bên dưới là bảng tóm tắt và phân loại các chỉ báo kỹ thuật, bạn có thể dùng bảng này để tránh dùng nhiều lần chỉ báo cùng một loại, và kết hợp các chỉ báo khác loại để bổ sung thông tin lẫn nhau. 


Riêng dải Bollinger và mây Ichimoku được xem là các chỉ báo đa năng có thể dùng độc lập trong một số chiến lược cụ thể. Chỉ báo khối lượng thường được dùng kết hợp các chỉ báo khác để xác nhận sức mạnh của một xu hướng.


Động lượng

Xu hướng

Biến động

Khối lượng

Stochastic

ADX

Dải Bollinger

MFI

RSI

Đường MA

Độ lệch chuẩn SD

A/D

Williams %

MACD


OBV

MACD

Parabolic SAR



Dải Bollinger


Mây Ichimoku



Chiến lược giao dịch kết hợp các chỉ báo

Bên trên là các chỉ báo phổ biến trong phân tích kỹ thuật, tuy nhiên điều quan trọng là bạn cần biết nên dùng chỉ báo nào trong thời điểm nào, cho thị trường nào và kết hợp với các chỉ báo nào thì hiệu quả nhất. 


Sau đây, mình đưa ra một ví dụ dùng từ ba đến bốn chỉ báo kỹ thuật trong một giao dịch để tăng tính hiệu quả.


Các chỉ báo được chọn bao gồm: Chỉ báo sức mạnh tương đối (RSI), mây Ichimoku, dải BB và OBV. 


Bước 1: Giá cần phá vỡ và đóng trên mức giữa dải BB.


Đầu tiên ta cần xác nhận giá phải phá vỡ và đóng trên mức giữa dải Bollinger. Sau khi xác nhận, ta sẽ dùng các chỉ báo tiếp theo để tìm ra các tín hiệu tốt trong giao dịch.


15937417498195


Bước 2: Chờ đến khi chỉ báo RSI trên 50 (trường hợp RSI chưa đến 50)


Trong bước này, ta tìm mối liên hệ giữa dải Bollinger và chỉ số RSI. Nếu động lượng còn phía sau so với xu hướng, chứng tỏ sẽ có breakout. Thông thường, RSI trên 50 được xem là động lượng dương.


15937417714220


Chú ý rằng, không phải lúc nào RSI trên 50 cùng một lúc với giá trên mức giữa đường Bollinger. Đôi khi, bạn cần chờ 1 lúc để động lượng (sức mạnh) tăng lên.


Bước 3: Đợi OBV tăng. Mua vào lúc bạn thấy khối lượng tăng lên.


Điều kiện quan trọng cuối cùng là bạn cần xác nhận giao dịch bạn đang muốn thực hiện có lực mua đằng sau đó, và điều này được xác nhận bằng việc tăng khối lượng giao dịch (OBV tăng). 


15937417902750


Sau đó, bạn cần thiết lập vị trí đặt lệnh dừng lỗ (Stop loss) để bảo vệ tài sản của mình.


Bước 4: Đặt lệnh dừng lỗ ở dưới dải Bollinger dưới. 


Xác định được điểm đặt lệnh Stop loss vô cùng quan trọng trong giao dịch, và điểm dừng lỗ hợp lý nhất chính là bên dưới dải Bollinger dưới. Điểm dừng lỗ thấp hơn dải Bollinger sẽ gây tổn thất lớn, và điều đó là không nên xảy ra.


1593741806864


Tiếp theo, ta sẽ xác định điểm chốt lời và đóng giao dịch


Bước 5: Chốt lời (take profit) khi giá phá vỡ dải Bollinger


Khi chốt lời, ta sẽ quan sát chỉ một báo đưa ra tín hiệu thoát giao dịch. Nếu ta quan sát nhiều chỉ báo, có thể ta phải đợi lâu và có thể sẽ mất đi một khoản tiền lời. 


Cách tốt nhất để chốt lời chính là khi thấy giá đảo chiều. Một điểm phá vỡ đường Bollinger dưới chính là tín hiệu tuyệt vời cho thấy có thể đảo chiều, đây là lúc nên đóng giao dịch để lấy tiền.


Năm bước trên là ví dụ về cách dùng kết hợp nhiều chỉ báo kỹ thuật trong giao dịch MUA. Nếu bạn giao dịch BÁN, bạn có thể làm tương tự nhưng ngược lại.


15937418296324


Kết luận

Chỉ báo kỹ thuật (indicator)  là phương pháp hiệu quả và không thể thiếu trong đầu tư khôn ngoan. Một khi bạn đã nắm rõ cách dùng indicator phân tích sẽ giúp bạn có ưu thế trên thị trường và đảm bảo an toàn hơn trong mọi giao dịch.


Tuy nhiên, bạn cũng cần lưu ý các chỉ báo không hoàn hảo, đôi khi cũng có các tín hiệu sai lệch. Đó là lý do vì sao cần kết hợp nhiều chỉ báo ở nhiều thể loại, và đòi hỏi luyện tập qua thời gian mới có thể thành thạo và sử dụng hiệu quả.



*  Xin lưu ý rằng bất cứ hình thức đầu tư nào đểu liên quan đến rủi ro, bạn có thể nhấp vào PDS của Mitrade để tìm hiểu rõ hơn về rủi ro trong giao dịch. Nội dung của bài viết này chỉ mang tính tham khảo và độc giả không nên sử dụng bài viết này như bất kỳ cơ sở đầu tư nào. Mitrade không tư vấn tài chính và tất cả mọi sản phẩm cung cấp đều trên cơ sở thực thi. 

Mitrade
Mitrade là công ty công nghệ tài chính được quản lý bởi tổ chức uy tín, chuyên cung cấp giao dịch Hợp đồng chênh lệch(CFDs). Mang đến trải nghiệm dễ dàng và thuận tiện cho các nhà đầu tư.
Mitrade Logo
Chuyên sâu
Cung cấp nội dung thông tin đầy đủ với chất lượng cao cho các nhà đầu tư toàn cầu

Cảnh báo rủi ro: Giao dịch có thể dẫn đến mất toàn bộ vốn của bạn. Giao dịch phái sinh OTC có thể không phù hợp với tất cả mọi người. Vui lòng xem xét PDS, FSG, Tuyên bố công bố rủi ro và Thỏa thuận khách hàng của chúng tôi trước khi sử dụng các dịch vụ của chúng tôi và đảm bảo rằng bạn hiểu các rủi ro liên quan. Bạn không sở hữu hoặc có bất kỳ quan tâm đến các tài sản cơ bản.

Mở rộng