Truy cập vào MitradeGiao dịch với Mitrade WebGiao dịch với ứng dụng MitradeGiao dịch với ứng dụng Mitrade
Quét để tải xuống
Chính sách biên tậpVề Chúng Tôi
Mitrade LogoChuyên sâu

Cách Đọc Biểu Đồ Chứng Khoán Và Biểu Đồ Nến Forex Cho Người Mới Từ A-Z

Tác giả
|Cập nhật 25/04/2022 03:51
1613

Điều cơ bản nhất khi bước chân vào giới đầu tư, giao dịch chứng khoán hoặc forex là biết cách đọc biểu đồ chứng khoán. Thông qua biểu đồ kỹ thuật chứng khoán nhà giao dịch sẽ xác định được xu hướng giá, sự thay đổi của xu hướng thị trường và từ đó đưa ra các quyết định mua bán. Vậy xem đồ thị chứng khoán như thế nào cho đúng cách. Hãy đọc ngay cách đọc biểu đồ nến chứng khoán dưới đây. 

Xem thêm: Sổ tay phân tích biểu đồ chứng khoán và forex cho nhà đầu tư mới bắt đầu

1642576535945


1️⃣ 3 Loại Biểu Đồ Chứng Khoán Và Forex Phổ Biến

Biểu đồ đường

  • Chỉ cung cấp thông tin giá đóng cửa của khung thời gian lựa chọn. 

  • Cung cấp thông tin bao quát về xu hướng dài hạn của cổ phiếu

Cách đọc biểu đồ chứng khoán

Ưu điểm

Nhược điểm

Đơn giản, dễ đọc. Cung cấp cái nhìn bao quát về xu hướng dài hạn của cổ phiếu 

Thích hợp để sử dụng khi so sánh hiệu suất dài hạn của nhiều cổ phiếu. 

Không cung cấp thông tin biến động giá trong từng khung thời gian giao dịch.

Không phù hợp để phân tích biến động trong ngắn hạn. 


Biểu đồ hình thanh (HLC/ OHLC)

  • Cung cấp thông tin về giá mở cửa, đóng cửa, đỉnh và đáy cũng như sự tăng hay giảm của giá cổ phiếu trong phiên giao dịch. 

  • Biểu đồ HLC không cung cấp thông tin về giá mở cửa nhưng biểu đồ OHLC thì cung cấp thông tin về giá mở cửa nên được sử dụng phổ biến hơn.

Cách đọc biểu đồ chứng khoán

Ưu điểm

Nhược điểm

Cung cấp đầy đủ các thông tin về giá trong một phiên giao dịch.

Đọ dài của thanh cho thấy mức độ biến động của giá trong phiên giao dịch đó, cũng như cho thấy sức mạnh của xu hướng hiện tại. 

Dễ dàng xác định các mô hình giá. 

Các thanh giá mỏng nên khó nhìn nếu sử dụng để phân tích dài hạn. 


Biểu đồ nến Nhật - Candlestick Chart

  • Cung cấp thông tin về giá mở cửa, đóng cửa, đỉnh và đáy trong phiên giao dịch, sự tăng giảm của giá trong phiên giao dịch.

  • Biểu đồ nến được sử dụng rộng rãi nhất vì nó phản ảnh cả tâm lý của bên bán và bên mua trong biểu đồ, giúp nhà phân tích xác định nên mua hay nên bán cổ phiếu.

Xem thêm: Cách Đọc Nến Nhật, Top 4 Các Mô Hình Nến Đảo Chiều Và Hiệu Quả Nhất

Cách đọc biểu đồ chứng khoán

Ưu điểm

Nhược điểm

Cung cấp đầy đủ thông tin về diễn biến của giá trong phiên giao dịch. 

Vừa cung cấp cái nhìn tổng quát của xu hướng dài hạn, vừa cung cấp thông tin về tâm lý thị trường trong ngắn hạn. 

Có nhiều mô hình phân tích với biểu đồ nến để đưa ra những quyết định giao dịch có tỷ lệ chính xác cao.

Có quá nhiều thông tin cũng là một nhược điểm vì nó sẽ rất khó khăn cho những người mới bắt đầu hấp thụ các mô hình và cách đọc các mô hình đó. 


2️⃣ Cách Thành Phần Cơ Bản Trong Một Biểu Đồ Chứng Khoán Trên Tradingview


  1. Thông tin cổ phiếu: tên cổ phiếu, giá hiện tại, % thay đổi trong phiên giao dịch so với giá mở cửa

  2. Trục X - Khung thời gian

  3. Trục Y - thang giá

  4. Các chỉ báo kỹ thuật 

  5. Khung thời gian xem biểu đồ: có các khun thời gian theo giây, phút, giờ, ngày, tuần, tháng...

  6. Loại biểu đồ: biều đồ đường, biểu đồ nến, biểu đồ thanh...

  7. Công cụ vẽ các đường kháng cự, hỗ trợ, đường xu hướng...

  8. Lựa chọn các loại chỉ báo có sẵn của TradingView (chỉ báo MACD, Bollinger Band, MA…)

  9. So sánh biểu đồ giá với cổ phiếu khá

Cách đọc biểu đồ chứng khoán

Ad
Giao Dịch Không Rủi Ro Với Mitrade!
Mở ngay tài khoản Demo với 50.000$ vốn ảo để truy cập vào hơn 300 thị trường tài chính.
Windows/ App IOS/ Android

3️⃣ Các Thông Tin Quan Trọng Cần Đọc Trong Biểu Đồ Chứng Khoán và Forex

● Xác định đường xu hướng

Nhìn bao quát xu hướng chung của giá trong một khung thời gian nào đó là điều cơ bản nhất khi đọc bất kỳ biểu đồ giá chứng khoán nào. Xác định đồng thời xu hướng trong cả khung thời gian ngắn hạn, trung hạn và dài hạn giúp nhà phân tích đưa ra quyết định mua bán đúng đắn hơn. 


Chẳng hạn như trong hai biểu đồ giá của cổ phiếu AAPL dưới đây trong khung thời gian hàng tuần thì có xu hướng chung là xanh (Hình 1). Còn trong khung thời gian ngắn hạn hơn là hàng ngày thì lại có nhiều sóng tăng giảm (Hình 2). Dựa vào việc xác định xu hướng này có thể đưa ra nhận định rằng về mặt trung hạn giá cổ phiếu AAPL sẽ tăng nhưng để tối ưu hoá mức giá vào thị trường thì nhà đầu tư có thể chờ những cơn sóng giảm trong ngày để mua được giá AAPL ở mức thấp. 


Xem thêm: Cách Xác Định Xu Hướng Thị Trường Như Một Chuyên Gia

Cách đọc biểu đồ chứng khoán

Cách đọc biểu đồ chứng khoán

● Xác định mức kháng cự và hỗ trợ

Kháng cự và hỗ trợ sẽ là các mức giá giúp bạn xác định đâu là vùng giá mua và đâu là vùng giá bán cổ phiếu. Mức hỗ trợ là mức giá hỗ trợ cho sự bật tăng trở lại còn xu hướng. Còn mức kháng cự là mức cản đà tăng giá hiện tại. Vì vậy, đường kháng cự luôn nằm trên đường hỗ trợ.


Có rất nhiều cách để xác định mức hỗ trợ và kháng cự mà chúng ta sẽ cùng thảo luận kỹ hơn trong một bài viết khác. Nhưng đơn giản nhất để xác định kháng cự hay hỗ trợ là mức giá tại đó thường xuyên xảy ra sự đảo chiều của xu hướng. 


Chẳng hạn như biểu đồ giá Bitcoin dưới đây, có thể thấy giá BTC thường xuyên bị bật xuống khi chạm vào dải đường màu đỏ nên đây là đường kháng cự. Còn giá thường xuyên chạm xuống đường màu xanh biển thì bật lại nên đây là đường hỗ trợ.


Mỗi lần giá chạm vào các mức hỗ trợ hay kháng cự thì sẽ khiến cho hiệu lực của các mức hỗ trợ/ kháng cự giảm đi. Chẳng hạn, càng nhiều lần giá BTC chạm vào đường kháng cự ở trên thì khả năng giá bứt phá ở các lần chạm sau sẽ ngày càng cao.

Cách đọc biểu đồ chứng khoán

● Đọc khối lượng giao dịch lịch sử

Khối lượng giao dịch là thước đo về cung cầu của chứng khoán đó trong một phiên giao dịch hoặc trong một khoảng thời gian giao dịch nào đó. Thông tin về khối lượng giao dịch thường được hiện thỉ ở ngay dưới biểu đồ giá. 


Giá cổ phiếu tăng thường đi kèm với sự gia tăng của khối lượng, hoặc trong một thị trường FOMO nhu cầu gia tăng cũng trở thành động lực giúp giá cổ phiếu tăng. Còn nếu giá tăng nhưng khối lượng giao dịch giảm có thể cho thấy sự thiếu quan tâm và đây là một cảnh báo về khả năng đảo chiều.


 Giá giảm (hoặc tăng) với khối lượng lớn là một tín hiệu mạnh mẽ hơn cho thấy có một sự thay đổi nào đó về yếu tố cơ bản của cổ phiếu khiến đột nhiên có một nhóm nhà đầu tư đồng loạt mua vào hoặc bán ra cổ phiếu đó khiến giá tăng/ giảm mạnh.


Kết hợp đọc khối lượng giao dịch trong việc xác định xu hướng sẽ giúp chúng ta có những căn cứ chắc chắn hơn về xu hướng hiện tại của giá chứng khoán.

● Đọc và phân tích ảnh hưởng của các sự kiện cơ bản tới giá cổ phiếu 


Biểu đồ giá của TradingView có tích hợp các sự kiện đã xảy ra cũng như sắp xảy ra. Các sự kiện như chia tách cổ phiếu, công bố kết quả kinh doanh hay chia cổ tức đều có ảnh hưởng mạnh mẽ tới giá cổ phiếu. 


Chẳng hạn, như sự kiện chia tách cổ phiếu của Tesla vào ngày 31/8 đã khiến giá cổ phiếu tăng một cây nến xanh dài trong phiên, tuy nhiên lại quay đầu giảm mạnh vào những ngày sau đó, do những cổ đông hiện hành bán chốt lời sau chia tách. 


Vào những ngày công bố kết quả kinh doanh giá cổ phiếu cũng sẽ biến động mạnh. Nếu kết quả kinh doanh vượt mong đợi thì giá cổ phiếu ngay trong phiên có thể tăng 10% - 20%. 


Vì vậy, đối với những nhà giao dịch trong ngày, việc đọc các sự kiện sắp xảy ra trên biểu đồ giá rất quan trọng vì khi đó họ sẽ nắm bắt được đúng thời điểm để tham gia vào thị trường. 


● Đọc các biểu đồ phân tích kỹ thuật


Ngoài những biểu đồ giá và khối lượng cơ bản, với những nhà giao dịch chuyên nghiệp họ sẽ chèn thêm các loại chỉ báo kỹ thuật vào biểu đồ để phân tích. 


Một số loại chỉ báo kỹ thuật hay dùng gồm có đường Bollinger band, đường trung bình động, chỉ báo RSI, chỉ báo MACD, chỉ báo Stochastic ...

4️⃣ Cách Đọc Chỉ Báo Kỹ Thuật Bollinger Bands

Các dải Bollinger bands là công cụ hữu hiệu để xác định các mức kháng cự và hỗ trợ. Bollinger bands được cấu thành bởi đường trung bình động MA (ở giữa) và hai dải trên dưới có giá trị bằng ±20% giá trị của đường MA. Dải trên đóng vai trò là mức kháng cự và dài dưới đóng vai trò là mức hỗ trợ. 

Một chiến lược giao dịch đơn giản là mua vào khi giá chạm dải dưới và bán ra khi giá chạm dải trên. Tuy nhiên, xác suất thắng của chiến lược giao dịch này là không cao. Bạn có thể tự mình kiểm chứng bằng cách test chiến lược giao dịch này với một tài khoản giao dịch Demo. 

Mitrade là một sàn chứng khoán uy tín có trụ sở tại Úc. Bắt đầu luyện tập giao dịch chứng khoán,forex ngay với tài khoản Demo của Mitrade. Tạo tài khoản giao dịch Mitrade nhận ngay $50,000 tiền giao dịch ảo.

Xem thêm     Đăng ký ngay    Windows/ App IOS/ Android  

Cách đọc biểu đồ chứng khoán


5️⃣ Cách Đọc Chỉ Báo Trung Bình Động MA

Đường trung bình động thường được dùng để xác định xu hướng trong ngắn hạn/ dài hạn. Các nhà giao dịch thường sử dụng tín hiệu giao dịch tạo ra từ hai đường MA 50 ngày và MA 200 ngày. Hai chỉ báo này được sử dụng để xác định xu hướng dài hạn và các mức kháng cự cũng như hỗ trợ.


Tín hiệu giao dịch từ phân tich chỉ báo trung bình động MA:


  • Khi MA 50 cắt lên trên MA 200 => giá sắp đảo chiều sang xu hướng tăng. 

  • Khi MA 50 cắt xuống dưới MA 200 => giá sắp đảo chiều sang xu hướng giảm


Cách đọc biểu đồ chứng khoán

6️⃣ Cách Đọc Chỉ Báo RSI

RSI là chỉ số sức mạnh tương đối cho biết một cổ phiếu đang bị quá mua hay quá bán. Chỉ báo RSI dao động trong biên độ từ 1 - 100 và có 3 mốc số nhà giao dịch cần nhớ là 30 - 50 - 70. Khi đường RSI vượt lên mức 70 cho thấy, cổ phiếu đang ở mức quá mua và có xác xuất cao giá sẽ đảo chiều giảm. Và ngược lại, khi đường RSI vượt xuống dưới mức 30, cổ phiếu đang ở vùng quá bán và xác suất cao giá cổ phiếu sẽ bật tăng. Nếu chỉ báo RSI vượt lên hay vượt xuống đường 50 thì sẽ giúp nhà giao dịch xác định xu hướng hiện tại một cách vững chắc hơn. 


Chẳng hạn như trong biểu đồ giá BTC dưới đây, mỗi khi đường RSI chạm hoặc vượt lên vùng 70 (quá mua) thì lại có một sự quay đầu giảm giá. Ngược lại, khi RSI chạm về gần 30 (quá bán) thì giá BTC lại bật tăng.


Cách đọc biểu đồ chứng khoán

7️⃣ Cách Đọc Biểu Đồ Macd

Biểu đồ MACD là sự kết hợp của một số đường trung bình động với biểu đồ histogram thể hiện mức độ biến động nhanh hay chậm của đường trung bình động đó.

Một tín hiệu giao dịch đơn giản của chỉ báo MACD là MUA khi biểu đồ histogram chuyển từ đỏ sang xanh, và ngược lại BÁN khi histogram chuyển từ xanh sang đỏ. 

Cách đọc biểu đồ chứng khoán


8️⃣ Cách Đọc Biểu Đồ Stochastic

Stochastic là một chỉ báo đo lường mức độ thay đổi giữa các mức giá trong một chu kỳ nhất định, thường được dùng để xác định xu hướng. Chỉ báo này cũng được dùng để xác định xem liệu một chứng khoán có đang bị quá mua hay quá bán không.


Biểu đồ Stochastic gồm 2 đường là đường Stochastic và một đường trung bình động 3 phiên của đường Stochastic. Khi đường Stochastic vượt lên trên mức 80 thì cổ phiếu được coi là đang ở vùng quá mua và khi Stochastic vượt xuống dưới 20 thì tức là cổ phiếu bị quá bán. 


Stochastic cũng tương tự như chỉ báo RSI, vì vậy, một chiến lược giao dịch đơn giản với chỉ báo này là MUA ở vùng quá bán và BÁN ở vùng quá mua


Tóm lại

Đọc hiểu biểu đồ là điều cơ bản nhất khi tham gia vào thị trường này. Có ba loại biểu đồ chứng khoán và forex chính nhưng trong đó biểu đồ nến Nhật cung cấp nhiều thông tin và được các trader sử dụng nhiều nhất. 

Không có một quy chuẩn nhất định về cách đọc biểu đồ chứng khoán nhưng có ba thông tin cơ bản nhất mà trader cần phải nắm được khi xem biểu đồ chứng khoán đó là xu hướng giá, các mức hỗ trợ/ kháng cự và lịch sử khối lượng giao dịch là cao hay thấp.

Nâng cao hơn, trader có thể đọc các chỉ báo kỹ thuật trên biểu đồ để đưa ra những quyết định giao dịch chính xác nhất. Mỗi một loại chỉ báo kỹ thuật sẽ đưa ra những tín hiệu giao dịch khác nhau và không phải tín hiệu giao dịch bằng chỉ báo kỹ thuật luôn đúng 100%. Vì vậy, để lựa chọn một tín hiệu giao dịch hiệu quả cho một loại tài sản nào đó trước hết hãy kiểm tra tỷ lệ thành công của tín hiệu bằng cách giao dịch thử với một tài khoản Demo.

Xem thêm     Đăng ký ngay    Windows/ App IOS/ Android  

1642576535945

*  Xin lưu ý rằng bất cứ hình thức đầu tư nào đểu liên quan đến rủi ro, bạn có thể nhấp vào PDS của Mitrade để tìm hiểu rõ hơn về rủi ro trong giao dịch. Nội dung của bài viết này chỉ mang tính tham khảo và độc giả không nên sử dụng bài viết này như bất kỳ cơ sở đầu tư nào. Mitrade không tư vấn tài chính và tất cả mọi sản phẩm cung cấp đều trên cơ sở thực thi. 

Mitrade
Mitrade là công ty công nghệ tài chính được quản lý bởi tổ chức uy tín, chuyên cung cấp giao dịch Hợp đồng chênh lệch(CFDs). Mang đến trải nghiệm dễ dàng và thuận tiện cho các nhà đầu tư.
Các bài viết nóng
Được đọc nhiều nhất
Mới nhất
  • Nguyên bản
  • Chiến lược giao dịch
  • Được đọc nhiều nhất
    Mới nhất
Không tìm thấy dữ liệu
Mitrade Logo
Chuyên sâu
Cung cấp nội dung thông tin đầy đủ với chất lượng cao cho các nhà đầu tư toàn cầu

Cảnh báo rủi ro: Giao dịch có thể dẫn đến mất toàn bộ vốn của bạn. Giao dịch phái sinh OTC có thể không phù hợp với tất cả mọi người. Vui lòng xem xét PDS, FSG, Tuyên bố công bố rủi ro và Thỏa thuận khách hàng của chúng tôi trước khi sử dụng các dịch vụ của chúng tôi và đảm bảo rằng bạn hiểu các rủi ro liên quan. Bạn không sở hữu hoặc có bất kỳ quan tâm đến các tài sản cơ bản.

Mở rộng