Truy cập vào MitradeGiao dịch với Mitrade WebGiao dịch với ứng dụng MitradeGiao dịch với ứng dụng Mitrade
Quét để tải xuống
Chính sách biên tậpVề Chúng Tôi
Mitrade LogoChuyên sâu

Top 5 nguyên tắc đầu tư cổ phiếu tiềm năng với chỉ số EPS

Tác giả
|Cập nhật 01/04/2022 16:41
1237

16390931015067


1. EPS (Earning Per Share) là gì?

Chỉ số EPS là chỉ số nói lên khả năng đạt lợi nhuận của doanh nghiệp 


Công thức tính EPS = (Thu nhập ròng - Cổ tức ưu đãi ) / Cổ phiếu đang lưu động


Chỉ số EPS thường được dùng để phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty, doanh nghiệp.


Nói một cách đơn giản, EPS là chỉ số tính toán lợi nhuận của mỗi cổ phiếu, do đó công thức tính EPS là tỷ lệ giữa lợi nhuận thuần (sau thuế) và tổng số cổ phiếu phát hành trên thị trường. Đánh giá khả năng thu lời của cổ phiếu và lợi nhuận tiềm năng khi đầu tư cổ phiếu.

Ví dụ về chỉ số EPS

Giả sử năm 2020, Lợi nhuận thuần của công ty A là $1000, và tổng số lượng cổ phiếu phát hành trên thị trường là 1000 cổ phiếu, như vậy EPS = 1000/1000 = $1 


Năm 2021, Lợi nhuận thuần tăng lên $1500, tuy nhiên số lượng cổ phiếu phát hành trên thị trường không thay đổi (1000 cổ phiếu), EPS = $1500/1000 = $1.5


Với số lượng cổ phiếu phát hành không đổi,  chỉ số EPS tăng từ $1 đến $1.5, tăng 50%. Điều này nói lên hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp ngày càng phát triển, lợi nhuận gia tăng, thông thường giá cổ phiếu sẽ được thị trường kỳ vọng tăng trong dài hạn.


Tuy nhiên, nếu xét về ngắn hạn, EPS tăng không hẳn sẽ phản ánh trên giá cổ phiếu, lý do là vì giá cổ phiếu trong ngắn hạn (dưới 1 năm) thường sẽ biến động theo thị trường. Nếu thị trường có xu hướng lạc quan, dòng tiền sẽ chảy vào các lĩnh vực đầu tư như Bất động sản, Chứng khoán, Ngoại hối, Vàng … khiến thị trường chứng khoán sôi động hơn và giá cổ phiếu cũng tăng theo.


Ngược lại, nếu thị trường có xu hướng bi quan, nhà đầu tư không muốn mạo hiểm với các khoản đầu tư rủi ro, dẫn đến thị trường chứng khoán suy giảm (giá cổ phiếu giảm), hiện tượng này thường kéo dài 6 tháng đến 1 năm.



Ngắn hạn (dưới 1 năm)

Dài hạn (trên 5 năm)

Chỉ số EPS tăng

Thị trường lạc quan > Cổ phiếu tăng


Thị trường bi quan > Cổ phiếu giảm

Cổ phiếu tăng

Chỉ số EPS giảm

Thị trường lạc quan > Cổ phiếu tăng


Thị trường bi quan > Cổ phiếu giảm

Cổ phiếu giảm

Yếu tố tác động giá cổ phiếu

Yếu tố thị trường

Chỉ số EPS và các chỉ báo khác của doanh nghiệp



Chỉ số EPS là chỉ số đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, từ đó phân tích xu hướng giá cổ phiếu. Để có quyết định đầu tư đúng đắn, ngoài phân tích chỉ số EPS, chúng ta cần một số điều kiện khác để có thêm cơ sở khi xác định xu hướng tỷ giá cổ phiếu.

2. Nguyên tắc chọn cổ phiếu tiềm năng với chỉ số EPS

Có nhiều chỉ báo liên quan đến EPS, cần kết hợp các số liệu để phân tích hiệu quả


Khi bạn sử dụng càng nhiều nguyên tắc và số liệu để phân tích giá trị cổ phiếu, tỷ lệ phần trăm đạt lợi nhuận càng cao.


Chỉ số EPS


Cao

Hoạt động kinh doanh


Ổn định

Tỷ lệ cổ tức (Dividend)


Ổn định và có xu hướng tăng

Hệ số giá/ doanh thu (Price-To-Share) 


Thấp

Mua lại cổ phần (Share repurchase)


Chỉ số EPS và doanh thu

Để phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp, ngoài chỉ số EPS ra, bạn cần xem doanh thu (Revenue) số liệu công bố hàng kỳ/năm của doanh nghiệp


Nếu bạn đang có dự định tham gia thị trường chứng khoán, chọn mua cổ phiếu tiềm năng để đem lại lợi nhuận dài hạn, bước đầu là cần hiểu rõ về EPS.


EPS = (Thu nhập ròng - Cổ tức ưu đãi ) / Cổ phiếu đang lưu động




*Lợi nhuận sau thuế = Tổng doanh thu - Tổng chi phí - Thuế TNDN


Thông thường doanh nghiệp có doanh thu càng lớn, lợi nhuận sau thuế càng lớn, dẫn tới chỉ số EPS và giá cổ phiếu cao


Đối với một số doanh nghiệp có tài sản như đất, xưởng sản xuất, nhà… những tài sản có thể làm gia tăng thu nhập nhưng không liên quan tới hoạt động kinh doanh. Vậy làm thế nào để phân biệt các loại tài sản này? Tổng số doanh thu của doanh nghiệp sẽ giúp đánh năng lực kinh doanh, khả năng tạo ra lợi nhuận của công ty.


Tổng doanh thu tăng  →  Lợi nhuận sau thuế tăng →  EPS tăng  → Giá cổ phiếu tăng

Chỉ số EPS và cổ tức

Cổ tức là phần lợi nhuận được chia cho cổ đông. Đối với doanh nghiệp,  cổ tức cũng là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến giá cổ phiếu và hoạt động kinh doanh.


Lý do là vì thị trường thường nhận định tình trạng tài chính và hoạt động của công ty thông qua việc phát hay không phát cổ tức, nếu một doanh nghiệp hoạt động tốt và có lãi thì thường sẽ chia cổ tức cho cổ đông. Tất nhiên, tỷ lệ phân chia bao nhiêu còn tùy thuộc vào chính sách của mỗi doanh nghiệp.


Mcdonald là một ví dụ điển hình, tổng doanh thu và cổ tức của Mcdonald tăng ổn định trong 43 năm, với số lượng cổ đông mới tăng theo từng năm.

Chỉ số EPS và Chỉ số P/E

Chỉ số P/E là tỷ lệ của giá cổ phiếu và thu nhập trên một cổ phiếu. Chỉ P/E cao có nghĩa là giá cổ phiếu đang định giá quá cao, và ngược lại nếu chỉ số P/E thấp, đồng nghĩa với giá cổ phiếu đang được đánh giá quá thấp.

Chỉ số P/E bao nhiêu là cao? bao nhiêu là thấp?


P/E > 25

Cao

P/E < 12

Thấp


Tuy nhiên, mỗi thị trường đều có đặc tính riêng cần xem xét đánh giá cơ cấu của từng lĩnh vực doanh nghiệp, từ đó đánh giá chỉ số P/E 


Công thức: Tỷ lệ P / E = Giá cổ phiếu ÷ Thu nhập trên mỗi cổ phiếu (EPS)


Đối với nhà đầu tư, chỉ số P/E giống như thước đo thời gian, đánh giá khả năng hoàn vốn, bao lâu thì hoàn vốn?

Chỉ số EPS và chính sách mua lại cổ phần của doanh nghiệp

Mua lại cổ phần là gì? Tại sao doanh nghiệp cần mua lại cổ phiếu đang phát hành? Điều này có liên quan gì tời chỉ số EPS?

Mục đích của việc mua lại cổ phiếu đang phát hành trên thị trường, giảm số lượng cổ phiếu phát hành là để tăng lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu, từ đó làm tăng chỉ số EPS. 


Ngoài ra, đối với nhà đầu tư vốn dĩ đã sở hữu cổ phiếu, đây là cơ hội tốt để  điều chỉnh lại danh mục đầu tư hoặc chốt lời


Ví dụ:


Năm 2018, tổng lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp AAA là $40 và số lượng cổ phiếu đang lưu hành là 40 cổ phiếu.


Vậy chỉ số EPS = 40 ÷ 40 = 1,  giá cổ phiếu khoảng $40/cổ phiếu.


Nhưng vào đầu năm 2019 ~ 2020, lợi nhuận ròng sau thuế của doanh nghiệp AAA là $20, nếu doanh nghiệp này quyết định mua lại 20 cổ phiếu đang phát hành


Chỉ số EPS sẽ là: EPS = 40 ÷ 20 = 2, lúc này giá cổ phiếu có thể sẽ tăng gấp đôi với $80/cổ phiếu


Với tổng doanh thu không thay đổi, doanh nghiệp nếu mua lại cổ phiếu phát hành, giá cổ phiếu của doanh nghiệp này thường sẽ tăng so với doanh nghiệp không mua lại cổ phiếu đang phát hành.

Những lưu ý về chỉ số EPS

Không nên đánh giá chỉ số EPS trong 1 - 2 năm


Điểm đặc biệt của chỉ số EPS là bạn có thể dựa vào EPS để biết được tình trạng tài chính hiện tại của doanh nghiệp, hoạt động kinh doanh, khả năng đạt lợi nhuận của doanh nghiệp. Tuy nhiên, chúng ta không thể dựa vào chỉ số EPS để biết được doanh nghiệp kiếm tiền bằng cách nào?


Ví dụ một doanh nghiệp bán lại đất, văn phòng, xưởng sản xuất do hoạt động kinh doanh thua lỗ, nếu dựa vào chỉ số EPS, chúng ta vẫn có thể thấy chỉ số này tăng, nhưng liệu cổ phiếu của doanh nghiệp có đáng để đầu tư không? Câu trả lời chắc chắn là không.


Chỉ số tăng chưa hẳn là tốt, cần đánh giá dòng tiền (Cash flow)


Vẫn là câu nói ấy, chỉ số EPS tăng không có nghĩa là doanh nghiệp thu lợi nhuận.


Netflix (NFLX) là một ví dụ điển hình, chỉ số EPS của Netflix tăng liên tục trong nhiều năm, nhưng doanh nghiệp này có một nhược điểm đó là dòng tiền thiếu hụt, nợ càng ngày càng nhiều. Nói cách khác, dòng vốn của Netflix đang dần cạn kiệt.


Nguồn: Morningstar




16391744917297


16455917733968


Nội dung bài viết này chỉ mang tính chất quan điểm cá nhân của tác giả, không đại diện cho quan điểm chính thức của mitrade, và không thể được sử dụng làm lời khuyên đầu tư. Trước khi đưa ra bất kỳ quyết định đầu tư nào, bạn nên tìm kiếm sự tư vấn của một cố vấn tài chính độc lập để đảm bảo bạn hiểu rõ những rủi ro khi đầu tư.

* Hợp đồng chênh lệch (CFD) là sản phẩm giao dịch đầu tư tài chính đòn bẩy với rủi ro cao, có thể dẫn đến mất toàn bộ vốn của bạn. Hãy đầu tư một cách thận trọng. Xem chi tiết


Các bài viết nóng
Được đọc nhiều nhất
Mới nhất
  • Nguyên bản
  • Chiến lược giao dịch
  • Được đọc nhiều nhất
    Mới nhất
Mitrade Logo
Chuyên sâu
Cung cấp nội dung thông tin đầy đủ với chất lượng cao cho các nhà đầu tư toàn cầu

Cảnh báo rủi ro: Giao dịch có thể dẫn đến mất toàn bộ vốn của bạn. Giao dịch phái sinh OTC có thể không phù hợp với tất cả mọi người. Vui lòng xem xét PDS, FSG, Tuyên bố công bố rủi ro và Thỏa thuận khách hàng của chúng tôi trước khi sử dụng các dịch vụ của chúng tôi và đảm bảo rằng bạn hiểu các rủi ro liên quan. Bạn không sở hữu hoặc có bất kỳ quan tâm đến các tài sản cơ bản.

Mở rộng