Forex và CFD là hai công cụ đầu tư tài chính phổ biến với nhiều nhà đầu tư trên thế giới.
Hai loại công cụ tài chính này đều có những đặc điểm hấp dẫn, sinh lời cao trên thị trường tài chính. Nhiều nhà đầu tư tự hỏi loại công cụ nào sinh lời cao hơn, nhưng thực tế họ nên hỏi rằng Forex với CFD cái nào phù hợp với nhu cầu đầu tư của mình hơn.
Trong bài viết này, hãy cùng phân biệt đặc điểm Forex và CFD và đánh giá xem bạn phù hợp đầu tư loại công cụ tài chính nào.
Hợp đồng chênh lệch (Contract for difference: CFD) là một hợp đồng tài chính thanh toán chênh lệch giá vào thời điểm mở và kết thúc giao dịch. CFD cho phép các nhà đầu tư giao dịch trong thời gian ngắn và đặc biệt phổ biến trong thị trường ngoại hối.
Hiểu đơn giản, giả sử nhà đầu tư muốn mua 1 Lô EUR/USD trên thị trường Forex, thì bạn phải dùng VND để mua USD, sau đó dùng USD để mua EUR. Giao dịch này tốn kém chi phí và thời gian.
Do đó, nếu mục đích đơn thuần của nhà đầu tư là kiếm lời nhờ biến động tỷ giá, anh ta có thể chỉ cần thực hiện hợp đồng chênh lệch giá CFD với bên sàn giao dịch.
Với hợp đồng CFD này, anh ấy và sàn giao dịch sẽ thỏa thuận giá lúc mở lệnh mua 1 lô EUR/USD và giá lúc bán. Như vậy, nhà đầu tư có thể tiết kiệm rất nhiều chi phí, thời gian mà vẫn có thể kiếm tiền hoàn toàn như giao dịch 1 Lô EUR/USD.
CFD là cánh cửa giúp bất kỳ nhà đầu tư cá nhân nào cũng có thể tham gia đầu tư ngoại hối và nhiều thị trường như: chứng khoán quốc tế, hàng hóa, năng lượng...mà không cần phải thật sự sở hữu tài sản.
Xem thêm: CFD là gì? Cách giao dịch CFD?
Với lịch sử tồn tại dài hơn 100 năm, ngoại hối là thị trường tài chính giao dịch toàn cầu lâu đời nhất. Hiện nay, thị trường Forex vẫn là thị trường tài chính được giao dịch nhiều nhất trên thế giới với khối lượng giao dịch hàng ngày đạt tổng cộng hơn $6,6 nghìn tỷ USD.
Thị trường CFD thì lại khá mới mẻ so với thị trường ngoại hối, với lịch sử ngắn hơn và chỉ mới được biết đến từ đầu những năm 1990. Tuy nhiên, trong những năm qua, CFD đã thu hút nhiều sự chú ý của các trader với hình ảnh là một loại chứng khoán phái sinh độc đáo sáng tạo.
Điểm khác biệt cơ bản của 2 thị trường này nằm ở các loại tài sản giao dịch trên thị trường.
Mặc dù trên thị trường ngoại hối, có hàng trăm cặp tiền nhưng thực tế chỉ có tám cặp tiền tệ chính liên quan đến USD và EUR là chiếm phần lớn khối lượng giao dịch trên thị trường Forex.
Còn đối với thị trường CFD, các nhà giao dịch có thể lựa chọn đa dạng hơn tới hàng nghìn loại tài sản khác nhau mà tất cả đều có tính thanh khoản cao. Một số hợp đồng CFD của những tài sản có tính thanh khoản cao gồm có: CFD vàng, CFD dầu thô, CFD chỉ số S&P 500 và nhiều mã chứng khoán có thanh khoản cao khác trên nhiều thị trường chứng khoán, gần đây nhất còn có thêm CFD của các loại tiền điện tử.
Với sự đa dạng trong các loại tài sản, có thể nói CFD phù hợp với những nhà đầu cơ nắm bắt nhanh nhạy về sự biến động giá của các loại tài sản tài chính khác nhau.
Thị trường Forex quy định đơn vị của 1 lot là 100,000 đơn vị tiền tệ bất kể là bạn giao dịch cặp tiền tệ nào. Khối lượng ít nhất trên thị trường Forex là nano lot với 100 đơn vị tiền tệ.
Đối với thị trường CFD do đặc tính có nhiều loại tài sản khác nhau nên quy mô, đơn vị một hợp đồng cũng khác nhau.
Ví dụ, với vàng bạc hoặc các kim loại quý thì 1 hợp đồng là 100 ounce kim loại, hay với chứng khoán, chỉ số thì một hợp đồng là 100 cổ phiếu.
Các yếu tố khác nhau ảnh hưởng đến thị trường CFD và ngoại hối là rất khác nhau.
Biến động giá trên thị trường ngoại hối chủ yếu chịu ảnh hưởng của các sự kiện kinh tế vĩ mô giữa các quốc gia có loại tiền tệ đó và các yếu tố kinh tế toàn cầu. Những yếu tố ảnh hưởng tới biến động thị trường Forex gồm có thông tin về chính sách tiền tệ, chỉ số thất nghiệp, chiến tranh kinh tế, thương mại giữa các quốc gia.
Còn với thị trường CFD thì các yếu tố tác động là những yếu tố có ảnh hưởng trực tiếp đến loại tài sản đó. Ví dụ, đối với CFD dầu thô thì những yếu tố liên quan đến nguồn cung, mỏ dầu ở Mỹ và OPEC có ảnh hưởng trực tiếp và ngay lập tức tới biến động giá dầu thô.
Mặc dù chi phí giao dịch CFD và ngoại hối đều dựa một phần vào bid - ask spread, nhưng CFD có xu hướng liên quan đến các chi phí giao dịch phái sinh, chi phí môi giới, chi phí sử dụng đòn bẩy.
Ví dụ, các vị thế CFD được giữ qua đêm có thể phải chịu chi phí qua đêm.
Bất kể là giao dịch CFD hay Forex, cả hai thị trường này là chứng khoán phái sinh dựa trên tài sản cơ sở nên bạn không phải thực sự sở hữu các loại tài sản cơ bản mà vẫn có thể sinh lời từ chúng.
Ví dụ, khi giao dịch USOIL, bạn không thực sự mua hoặc bán WTI OIL, bạn chỉ đang suy đoán xem giá OIL sẽ tăng hay giảm so với đô la Mỹ và đặt cược vào sự biến động giá.
Xem thêm:TOP 5 cách để investing WTI và dầu Brent
Để giao dịch CFD hay Forex bạn đều phải giao dịch thông qua một công ty môi giới được cấp phép bởi các tổ chức tài chính uy tín. Phải có tài khoản giao dịch môi giới bạn mới có thể truy cập vào sàn giao dịch phái sinh và lúc đó mới có thể đặt lệnh mua bán CFD hay Forex.
Ưu điểm của cả Forex và CFD so với thị trường tài sản cơ bản là ở khả năng Bán khống (Short). Nếu bạn nghĩ giá của cặp tiền tệ USD/EUR trong tương lai giảm hoặc giá dầu thô sẽ giảm, bạn sẽ đặt lệnh Short 2 loại tài sản trên và nếu giá giảm đúng theo dự đoán của bạn thì giao dịch đó sinh lời.
Giao dịch CFD hay Forex bạn đều có thể ký quỹ và sử dụng đòn bẩy để khuếch đại sức sinh lời của một giao dịch. Sử dụng đòn bẩy càng cao có nghĩa là số vốn ký quỹ ban đầu càng thấp và sức sinh lời càng lớn.
Ví dụ về sử dụng margin trong giao dịch Long 1 hợp đồng CFD vàng với cơ cấu đòn bẩy là 1:100 và mức giá mở vị thế là $1861.
Chỉ với 3 bước, có ngay tài khoản Demo luyện tập giao dịch CFD và Forex trên Mitrade!!!
Có lẽ đây là câu hỏi được các nhà đầu tư quan tâm nhất khi tìm hiểu về 2 thị trường này.
Hiện nay, tại Việt Nam chưa cấp phép cho các công ty môi giới ở Việt Nam giao dịch hai thị trường này. Có nghĩa là các công ty bạn tìm kiếm hay vô tình thấy quảng cáo trên mạng xã hội đều là các công ty nước ngoài.
Việc đầu tư vào CFD hay Forex là việc bạn đang đầu tư vốn ra nước ngoài do các sàn giao dịch những loại tài sản cơ bản này là ở nước ngoài (chẳng hạn đầu tư chỉ số S&P 500 là bạn đang bỏ tiền đầu tư vào thị trường Mỹ).
Theo Nghị định số 135/2015/NĐ-CP quy định về đầu tư có ghi rõ nhà đầu tư cá nhân Việt Nam không thể trực tiếp đầu tư vốn ra nước ngoài mà phải uỷ thác vốn đầu tư thông qua các công ty, tổ chức tài chính.
Vì vậy, việc bạn giao dịch thông qua các công ty môi giới nước ngoài để đầu tư CFD và Forex là hoàn toàn hợp pháp.
Vấn đề quan trọng đặt ra lúc này, do nhà nước Việt Nam không cấp phép cho các công ty Việt Nam thực hiện giao dịch CFD và Forex thì làm thế nào để lựa chọn một công ty môi giới nước ngoài uy tín?
Mitrade là nhà môi giới được quy định và cấp phép bởi ASIC mà tôi đã lựa chọn sau khi thử hàng loạt các nhà môi giới uy tín tại Việt Nam.
Bản thân tôi thích nhất nhà môi giới được ASIC quy định, hỗ trợ khớp lệnh nhanh chóng, nền tảng đơn giản và tối ưu trải nghiệm người dùng. Mitrade đáp ứng được tất cả các tiêu chí này, và bạn có thể dùng Mitrade trên PC (nền tảng web) hoặc ngay trên điện thoại (Android và iOS).
Bạn không cần tải, cài đặt tập tin nào, chỉ cần đăng nhập và dành trọn thời gian công sức để nghiên cứu thị trường và giao dịch.
* Xin lưu ý rằng bất cứ hình thức đầu tư nào đểu liên quan đến rủi ro, bạn có thể nhấp vào PDS của Mitrade để tìm hiểu rõ hơn về rủi ro trong giao dịch. Nội dung của bài viết này chỉ mang tính tham khảo và độc giả không nên sử dụng bài viết này như bất kỳ cơ sở đầu tư nào. Mitrade không tư vấn tài chính và tất cả mọi sản phẩm cung cấp đều trên cơ sở thực thi.
Cảnh báo rủi ro: Giao dịch có thể dẫn đến mất toàn bộ vốn của bạn. Giao dịch phái sinh OTC có thể không phù hợp với tất cả mọi người. Vui lòng xem xét PDS, FSG, Tuyên bố công bố rủi ro và Thỏa thuận khách hàng của chúng tôi trước khi sử dụng các dịch vụ của chúng tôi và đảm bảo rằng bạn hiểu các rủi ro liên quan. Bạn không sở hữu hoặc có bất kỳ quan tâm đến các tài sản cơ bản.