Những năm gần đây, các trader đã chứng kiến một sự bứt phá ngoạn mục của dự án Oracle. Trong đó, nổi bật nhất phải kể đến là Tellor, hay cụ thể là TRB Coin. Vậy TRB Coin là gì? Liệu trong thời gian tới, TRB Coin có nhiều tiềm năng phát triển hơn nữa hay không? Tất tần tật về đồng TRB và Tellor, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay trong bài viết này nhé!
TRB Coin (đồng mã hóa TRB) hay còn được biết đến nhiều hơn với tên gọi là Tellor. TRB Coin được tạo ra từ việc đào (Mining) vào tháng 8/2019 và không thông qua ICO. Đây là đồng tiền điện tử được sử dụng chính thức trong hệ sinh thái Tellor. Đồng TRB được khai thác với mục đích hỗ trợ cho hệ thống Tellor được vận hành một cách ổn định.
TRB Coin là gì?
Muốn biết rõ về TRB Coin thì nhất định phải tìm hiểu về Oracle và Tellor. Có thể hiểu ngắn gọn thế này: Oracle là sản phẩm phần mềm dùng để quản lý cơ sở dữ liệu quan hệ (RDBMS) do tập đoàn Oracle Corp phát hành. Còn về Tellor, hệ thống này chính là một hệ thống những Oracle phân quyền. Tellor vận hành và cung cấp nguồn dữ liệu khổng lồ cho những nền tảng Tài chính phi tập trung (DeFi) trong nền tảng Ethereum.
Quay lại với TRB Coin, đồng tiền này có dạng ERC-20, được sử dụng như là đơn vị thanh toán cơ bản cho các giao dịch trong nền tảng Tellor. TRB Coin cũng như Bitcoin, được xem là phần thưởng cho các thợ mỏ (miners) mỗi khi thành công khai thác được thêm dữ liệu mới.
Nếu đã có thời gian tìm hiểu, hẳn bạn cũng biết rằng các hợp đồng thông minh (Smart Contract) hoàn toàn không thể sử dụng hay liên kết với bất kỳ nguồn dữ liệu nào khác bên ngoài Blockchain. Vậy, làm thế nào để người dùng kết nối được với đơn vị cung cấp dữ liệu một cách an toàn? Tất cả là nhờ có Tellor.
Các thành phần có trong hệ sinh thái Tellor (TRB)
Trong Tellor sẽ có 4 nhóm người với 4 nhiệm vụ khác nhau như sau:
Data Requesters – Người yêu cầu dữ liệu, tức là chính bạn – người dùng
Data Providers – Nhà cung cấp dữ liệu
Disputers – Người tranh chấp
Voters – Cử tri
Tellor (TRB) hoạt động theo phương thức thúc đẩy cạnh tranh. Cụ thể, Tellor tham vọng trở thành ngân hàng dữ liệu cho nền tảng DeFi. Để làm được điều này, Tellor (TRB) sẽ gửi lệnh “kích” đến các miners, khiến họ cạnh tranh nhau giải quyết vấn đề để giành lấy TRB Coin.
Ban đầu, người dùng sẽ thông qua Tellor để gửi yêu cầu của mình đến các thợ mỏ. Và tất nhiên, trong đó sẽ đi kèm với phần thưởng (chính là TRB Coin) để thích đẩy miners tranh nhau giành xử lý yêu cầu của bạn.
Trong trường hợp xuất hiện nhiều yêu cầu sử dụng nguồn dữ liệu tương tự nhau, lúc này sẽ thực hiện theo chế độ ưu tiên cho những query sẵn sàng chi ra mức tài trợ cao hơn.
Các miners phải cạnh tranh với nhau vô cùng khốc liệt để giải quyết được vấn đề mà các Data Requesters yêu cầu.
Sau khi Miners đưa ra dữ liệu, tiếp tục đến lượt các Disputers sẽ bỏ phí để tham gia vào việc đánh giá độ chính xác và an toàn của dữ liệu đó.
Nếu phát hiện các dữ liệu được Miners đưa ra là sai lệch, vậy số TRB mà Miners đánh mất sẽ được chia lại cho các Disputers đã tham gia xác nhận. Ngược lại, nếu sau khi xác nhận mà dữ liệu không có sai sót, vậy phí tham gia tranh chấp sẽ rơi vào tay các Miners.
Tellor trong nền tảng đóng vai trò là đơn vị trung gian, phụ trách việc kết nối và cung cấp dữ liệu đảm bảo đến cho những ứng dụng thuộc DeFi. Nhờ có Tellor, các ứng dụng trong nền tảng tài chính phi tập trung đã giải quyết được tình trạng thiếu nguồn cung cấp dữ liệu. Tellor trong nền tảng chính là cầu nối để tiếp cận được nguồn dữ liệu an toàn hơn.
TRB Coin là đơn vị thanh toán chính thức trong nền tảng Tellor mỗi khi có lệnh muốn được sử dụng dữ liệu. Về chức năng thanh toán thì TRB Coin hoàn toàn tương tự với những loại đồng mã hóa khác có trên thị trường.
Đồng TRB được đưa ra như một phần thưởng dành cho tất cả các Miners tham gia truy xuất thành công thêm dữ liệu vào hệ thống. Cứ mỗi 1 block hoàn thành, thợ mỏ nhận được 2.7 TRB.
Các Disputers muốn tham gia đánh giá và tranh chấp dữ liệu thì phải bỏ ra một phần TRB Coin, gọi là phí tranh chấp.
Không phải ai cũng có thể tham gia vào mining mà cần phải Stake. Mỗi đối tượng phải stake 1000 TRB để tham gia Tellor.
Rất nhiều người sau khi đã tìm hiểu về Tellor (TRB) vẫn phân vân không biết liệu có nên đầu tư vào nó hay không. Câu trả lời của chúng tôi sẽ là có. TRB Coin có rất nhiều tiềm năng phát triển và được kỳ vọng sẽ nhanh chóng bùng nổ trong thời gian ngắn.
Thị trường vô cùng “nóng”
Tellor hoạt động với mục đích đưa nền tảng Tài chính phi tập trung (DeFi) phát triển hơn nữa. Bản thân thị trường DeFi vốn đã hot, rất nhiều nền tảng khác đều hướng đến thị trường này. Với ước tính tổng giá trị tài sản block lên đến 3.89 tỷ USD, việc Tellor nhắm vào việc cung cấp dữ liệu cho hệ sinh thái khổng lồ này chính là đang nhắm vào thị trường vô cùng béo bở.
Có tiềm lực phát triển nhanh hơn những loại coin khác
Bước vào thị trường tiền mã hóa, càng là đồng đã phát triển thì lại càng có nhiều bất cập. Hiện tại, vốn hóa của Tellor chỉ ở mức 1/3 so với Band. Chính vì Tellor chưa bước bước qua giai đoạn đỉnh cao nên khả năng bùng nổ chiếm ưu thế hơn so với Band.
Trong tương lai, các dự án về Oracle đều được dự đoán là sẽ bùng nổ mạnh mẽ hơn nữa. Cùng nằm trong dự án Oracle, chứng kiến giá trị vốn hóa của Link cao hơn gấp 135 lần Tellor cũng đủ khiến người ta kỳ vọng. Bởi với những ưu điểm nổi trội so với đối thủ, việc Tellor (TRB) tăng trưởng cao hơn nữa là hoàn toàn có cơ sở.
Nhiều đối thủ cạnh tranh chất lượng
Tính đến thời điểm hiện tại, Tellor (TRB) có thể được xem là đối thủ cạnh tranh trực tiếp với những cái tên quen thuộc trong dự án về Oracle là Band Protocol và Chainlink. So sánh với Link cùng hoạt động trên nền tảng Ethereum thì Tellor đang nhận được nhiều sự chú ý hơn cả.
Tiềm năng phát triển của TRB Coin
Tellor sử dụng cơ chế đồng thuận là Staked PoW (Staked Proof of Work) nên gần như khắc phục được tất cả những điểm yếu trong cơ chế PoW truyền thống: chi phí tiêu hao lớn do cần đến công tác quản lý chặt chẽ nhưng khả năng bị tấn công vẫn rất cao. Tellor không phụ thuộc vào bên thức 3 cung cấp dữ liệu như Band Protocol. Mọi dữ liệu cần dùng đều được các Miners xử lý nội bộ sau khi đã stake và kiểm tra cẩn thận.
Một trong những vai trò chính của TRB Coin là phân quyền. Các Miners không thể một mình nắm giữ 2 block và dẫn đến tình trạng “độc quyền” trong nền tảng. Trong khi “người hàng xóm” Link chỉ tập trung vào việc đẩy nhanh tốc độ kéo dữ liệu thì Tellor lại khác thì Teller lại tập trung vào việc phân quyền.
Nếu Bitcoin sở hữu đến 21 triệu đồng BTC và đã được khai thác hơn 90% thì ngược lại, tổng số lượng TRB Coin khá khiêm tốn và hiện tại cũng chưa được khai thác quá nhiều. Lượng cung lưu hành của TRB Coin là 1.577.679 trên tổng cung là 1.658.153 TRB.
Token TRB đặc biệt ở chỗ, chúng không được tạo ra từ đầu để mọi người khai thác, mà có thể được tạo ra trong lúc đang vận hành và lưu thông. Cũng chính vì thế, nói TRB không giới hạn cũng không sai, vì trên thực tế chưa một ai biết được số lượng TRB Coin sau cùng sẽ là bao nhiêu.
Như đã đề cập, TRB Coin không thông quan ICO mà được khai thác bằng hình tức Mining, tức là đào. Nếu trước đây bạn đã từng tham gia vào đào Bitcoin thì chắc hẳn đã quá quen thuộc với phương pháp này.
Với nền tảng Tellor sẽ áp dụng thuật toán là Staked PoW để tham gia đào TRB. Các Miners sẽ phải Stake 1000 TRB để được tham gia đào. Điều này có ưu điểm là ngăn được những xâm nhập trái phép. Để đào được TRB Coin cần thực hiện theo quy trình các bước như sau:
Bước 1: Tải về máy tính phần mềm Latest Binary Release, chờ ít phút để thiết bị hoàn tất cài đặt ứng dụng.
Bước 2: Một một Miners sẽ phải bỏ ra 1000 TRB để stake thì mới có thể tham gia đào TRB. “Thợ mỏ” sau khi nhận được yêu cầu sử dụng dữ liệu sẽ sử dụng PoW để kết nối với các Smart Contract.
Bước 3: Các Smart Contract sẽ tiến hành lựa chọn những query có tip cao để tiến hành xử lý theo trình tự ưu tiên. Các Miners tiến hành xử lý vấn đề, sau đó phải thông qua các Disputers và Voters.
Theo trung bình, cứ khoảng 5-10 phút là sẽ tạo được 1 block. Các Miners không được phép giành nhiều block trên cùng 1 địa chỉ, tối đa là 2.
Đào TRB Coin như thế nào?
Mua và bán TRB Coin ở đâu thì uy tín?
Đồng TRB có tính thanh khoản rất tốt, nhất là trong thời điểm thị trường tiền mã hóa đang dần đứng chững như hiện nay. Trung bình trong một tháng, tổng khối lượng giao dịch của đồng TRB đạt hơn 1.7 triệu USD. Đây là con số vô cùng ấn tượng, đặc biệt là với một loại coin có thứ hạng thị trường không cao trên Coinbase (hạng 315).
Có rất nhiều có thể sử dụng để mua bán TRB Coin, tuy nhiên nếu phải nói về những sàn uy tín và chất lượng nhất thì có thể đề cập đến: Bilaxy, IDEX, Hotbit, CITEX,…
Để lưu trữ TRB Coin, bạn có thể sử dụng các loại ví như Trust Wallet hay Atomic. Không những thế, lưu trữ TRB Coin trên các ứng dụng như Ledger và Trezor đều rất an toàn.
Trên đây là tất cả những thông tin liên quan đến TRB Coin, về khái niệm, đặc điểm và tiềm năng trong tương lai. Hy vọng những chia sẻ trên đây sẽ giúp bạn có cái nhìn khái quát hơn về TRB Coin, từ đó đưa ra quyết định xem có nên đầu tư hay không nhé.
Nội dung bài viết này chỉ mang tính chất quan điểm cá nhân của tác giả, không đại diện cho quan điểm chính thức của mitrade, và không thể được sử dụng làm lời khuyên đầu tư. Trước khi đưa ra bất kỳ quyết định đầu tư nào, bạn nên tìm kiếm sự tư vấn của một cố vấn tài chính độc lập để đảm bảo bạn hiểu rõ những rủi ro khi đầu tư.
* Hợp đồng chênh lệch (CFD) là sản phẩm giao dịch đầu tư tài chính đòn bẩy với rủi ro cao, có thể dẫn đến mất toàn bộ vốn của bạn. Hãy đầu tư một cách thận trọng. Xem chi tiết
Cảnh báo rủi ro: Giao dịch có thể dẫn đến mất toàn bộ vốn của bạn. Giao dịch phái sinh OTC có thể không phù hợp với tất cả mọi người. Vui lòng xem xét PDS, FSG, Tuyên bố công bố rủi ro và Thỏa thuận khách hàng của chúng tôi trước khi sử dụng các dịch vụ của chúng tôi và đảm bảo rằng bạn hiểu các rủi ro liên quan. Bạn không sở hữu hoặc có bất kỳ quan tâm đến các tài sản cơ bản.